NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN NHỊP THẤT Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẤT BÙ CẤP

Phạm Thanh Hiền1,, Ngô Văn Truyền 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp trên bệnh nhân suy tim mất bù cấp rất thường gặp và có mối liên quan mật thiết với nhau. Việc chẩn đoán xác định các rối loạn nhịp đi kèm và các yếu tố liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, tiên lượng và làm giảm thiểu khả năng tiến triển của bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và các dạng rối loạn nhịp tim trên Holter điện tâm đồ 24 giờ, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim mất bù cấp tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2018-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 58 bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm tim mạch bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 3/2018 đến tháng 5/2020. Kết quả: suy tim có rối loạn nhịp chiếm tỉ lệ 98,3%, trong đó rối loạn nhịp thất 63,8%, nhanh xoang 10,3%, rung cuồng nhĩ 22,4%, nhanh nhĩ 15,5%, nhịp nhanh kịch phát trên thất 1,7%, chậm xoang 6,9%, ngoại tâm thu nhĩ 37,9%, ngoại tâm thu thất 63,8%, nhanh thất 5,2%. Nguy cơ rối loạn nhịp thất càng tăng khi giảm phân suất tống máu EF, tăng LVDd, LVDs và NT-proBNP. Kết luận: suy tim đa phần có rối loạn nhịp và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê phân suất tống máu EF, LVDd, LVDs và NT-proBNP đến rối loạn nhịp thất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hải Nguyên (2015), Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Nguyễn Xuân Nhương (2004), Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện quân y.
3. Hoàng Anh Tiến (2010), Nghiên cứu vai trò của NT-proBNP huyết tương và luân phiên sóng T điện tâm đồ trong tiên lượng bệnh nhân suy tim, Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. AEPC/ESC (2015), 2015 ESC Guidlines for the management of patients with ventricular arrhythmias and prevention of sudden cardiac death, European Heart Journal, 36(41), pp 2793-2867.
5. Al Hallstrom, et al. (1995), Relations Between Heart Failure, Ejection Fraction, Arrhythmia Suppression Trial, J Am Coll Cardiol, 25(6), pp 1250-1257.
6. Miyu Tsuchihashi-Makaya, et al. (2009), Characteristics and out comes of hospitalized patients with heart failure and reduced vs preserved ejection fraction. Report from the Janpanese Cardiac Registry of Heart Failure in Cardiology (JCARE-CARD), Circ J, 73(10): pp 1893-900.
7. Ponikowski, et al. (2016), 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failureThe Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC, European heart journal, 37(27), pp 2129-2200.
8. Varela - Roman A., et al. (2002), Clinical characteristics and prognosis of hospitalised inpatients with heart failure and preserved or redeced left ventricular ejection fraction, Heart failure review, 88(3), pp 154-249.