NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP TẬP VẬN ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI THOÁI HOÁ KHỚP GỐI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ U MINH, CÀ MAU NĂM 2022-2023

Đỗ Minh Vũ1,, Nguyễn Trung Kiên2
1 Trung tâm Y tế Huyện U Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật và làm tăng gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Xác định tỷ lệ thoái hoá khớp gối và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi. 2). Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng bằng phương pháp tập vận động Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 325 người cao tuổi đến khám tại Trung tâm Y tế U Minh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tỷ lệ thoái hoá khớp gối ở người cao tuổi là 72,3% . Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thoái hoá khớp gối với tiền sử chấn thương khớp gối, đối tượng lao động nặng, thời gian đau khớp gối trên 5 năm.sau khi tiến hành can thiệp vận động trị liệu trên 235 bệnh nhân sau 30 ngày điều trị điểm VAS giảm trung bình 2,07 điểm, điểm Lequesne nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng trung bình 6,86 điểm, điểm WOMAC nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng trung bình 27,33 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Phương pháp vận động phục hồi chức năng khớp gối có hiệu quả cải thiện mức độ đau VAS và cải thiện chức năng vận động sinh hoạt của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. CDC. Osteoarthritis. Journal of Pain & Palliative Care Pharmacotherap. 2010. 24(4), 430-438
2. Lê Quang Nhựt. Khảo sát thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viên Chợ Rẫy. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2017. 16(1), 5.
3. Phạm Ngọc Thuý Trang. Khảo sát bệnh thoái hóa khớp gối trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Y học thực hành Thành Phố Hồ Chí Minh. 2017. 2(1), 6.
4. Lưu Thị Kim Huệ. Đánh giá mối tương quan giữa cơ lực của khối cơ vùng đùi giai đoạn thoái hoá ở bệnh nhân Thoái hoá khớp gối nguyên phát. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019. 48(1), 150. 5. Nguyễn Thị Phương Tuyên. Hiệu quả của chăm sóc vận động và giáo dục sức khỏe trước phẫu thuật thay khớp gối toàn phần so với thường quy.Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2019. 23(5), 95.
6. Nguyễn Thị Thanh Phượng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Siêu âm và Xquang trên bệnh nhân Thoái hoá khớp gối. Đại học Y dược Hà Nội. 2015. 56.
7. Dương Đình Toàn. Vai trò của X-quang thường quytrong chẩn đoán thoái hoá khớp gối tiên phát. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2021. 508 (2), 63.
8. 8. Đoàn Mỹ Hạnh. Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp siêu âm điều trị trên bệnh nhân Thoái hoá khớp gối, tại khoa y học cổ truyền- bệnh viện Lê Chân. Tạp chí y học Việt Nam. 2020. 50, 78.
9. 9. Nguyễn Viết Phương Nguyên. Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị đau khớp gối do Thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh”, điện châm kết hợp với chườm thảo dược. Tạp chí Y học lâm sàng. 2021. 71, 36.
10. 10. Sanghi Divya. Is radiology a determinant of pain, stiffness, and functional disability in knee osteoarthritis? A cross-sectional study. Journal of Orthopaedic Science. 2011. 16 (6), 725.