GIÁ TRỊ SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH RỐN, ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA TRONG TIÊN LƯỢNG SỨC KHOẺ THAI NHI Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 - 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tiền sản giật gây ra bệnh tật và tử vong cho mẹ và thai nhi. Sự kết hợp giữa các chỉ số siêu âm Doppler động mạch rốn và não thai nhi có thể làm tăng giá trị tiên lượng sức khỏe thai ở thai phụ tiền sản giật. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị điểm cắt siêu âm Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa trong tiên lượng sức khỏe thai ở thai phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và tiến cứu trên 77 thai phụ tiền sản giật nhập viện tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ từ 2021-2023. Kết quả: Điểm cắt của chỉ số kháng động mạch rốn trong tiên đoán thai suy là 0,63 ở tuổi thai 34-36 tuần và 0,59 ở tuổi thai ≥ 37 tuần với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 76,9%; 76,9%; 76,9%; 76,9% và 58,8%; 70%; 62,5%; 66,7%. Giá trị điểm cắt tiên đoán thai suy của động mạch não giữa là 0,73 ở tuổi thai 34-36 tuần và 0,68 ở tuổi thai ≥ 37 tuần với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 92,3%; 23,1%; 54,5%; 75% và 52,9%; 80%; 69,2%; 66,7%. Điểm cắt của chỉ số não/rốn tiên lượng thai suy là 1,05 với độ đặc hiệu 83,3%. Kết luận: Nghiên cứu đã tìm ra các điểm cắt dự báo tình trạng thai của động mạch rốn, động mạch não giữa và chỉ số não/rốn có giá trị khá cao góp phần giúp các bác sĩ lâm sàng đưa ra hướng xử trí phù hợp nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tiền sản giật, suy thai, chỉ số kháng, động mạch não giữa, động mạch rốn
Tài liệu tham khảo
2. Sotiriadis A, Hernandez‐Andrade E, F. da Silva Costa, T. Ghi, P. Glanc, et al. ISUOG Practice Guidelines: role of ultrasound in screening for and follow‐up of pre‐eclampsia. Ultrasound in obstetrics gynecology. 2019.53(1), 7-22. https://doi.org/10.1002/uog.20105.
3. Trương Thị Linh Giang. Nghiên cứu giá trị của siêu âm doppler trong tiên lượng tình trạng sức khỏe của thai ở thai phụ tiền sản giật. Tạp chí Điện quang Y học hạt nhân Việt Nam. 2018.(29), 48-48. https://doi.org/10.55046/vjrnm.29.484.2018.
4. Nguyễn Thị Bích Vân. Nghiên cứu giá trị tiên đoán tình trạng thai của một số chỉ số Doppler động mạch rốn, động mạch não thai nhi trong tiền sản giật. Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội. 2007.
5. Dương Mỹ Linh, Bùi Quang Nghĩa, Phan Nguyễn Hoàng Phương. Nghiên cứu tình hình và kết quả điều trị tiền sản giật nặng tại khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2019(22-25).
6. Trần Trung Hoành. Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa trong đánh giá thai chậm phát triển ở quý ba thai kỳ. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y dược Huế. 2016.
7. Rani S, Anju Huria and Ravinder Kaur. Prediction of perinatal outcome in preeclampsia using middle cerebral artery and umbilical artery pulsatility and resistance indices. Hypertension in pregnancy. 2016.35(2), 210-216.
8. Srikumar Satyabrat, Jyotindu Debnath, R Ravikumar, HC Bandhu and VK Maurya. Doppler indices of the umbilical and fetal middle cerebral artery at 18–40 weeks of normal gestation: A pilot study. Medical Journal Armed Forces India. 2017.73(3), 232-241. https://doi.org/10.1016/j.mjafi.2016.12.008.
9. Pei Zhou, Yi Sun, Yongpan Tan, Yanru An, Xingxing Wang, et al. Fetal and Neonatal Middle Cerebral Artery Hemodynamic Changes and Significance under Ultrasound Detection in Hypertensive Disorder Complicating Pregnancy Patients with Different Severities.
Computational Mathematical Methods in Medicine. 2022. https://doi.org/10.1155/2022/6110228.
10. Ranjumoni Konwar, Bharati Basumatari, Malamoni Dutta, Putul Mahanta Sr., Ankumoni Saikia, et al. Role of doppler waveforms in pregnancy-induced hypertension and its correlation with perinatal outcome. Cureus. 2021.13(10). DOI: 10.7759/cureus.18888.
11. Shahinaj R, Nikita Manoku, Enriketa Kroi, and Ilir Tasha. The value of the middle cerebral to umbilical artery Doppler ratio in the prediction of neonatal outcome in patient with preeclampsia and gestational hypertension. Journal of Prenatal Medicine. 2010.4(2), 17-21. PMID: 22439055; PMCID: PMC3279170.