TÌNH HÌNH TƯƠNG TÁC THUỐC TÂN DƯỢC TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Một số tương tác thuốc mang lại lợi ích đáng kể nhưng trong nhiều trường hợp là nguyên nhân gây ra các biến cố bất lợi. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình tương tác thuốc tân dược và các yếu tố liên quan trong điều trị bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cà Mau năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 420 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cà Mau từ 01/9/2022 đến 31/12/2022. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả: Tỷ lệ tương tác thuốc của bệnh án nội trú là 45,5%. Các bác sĩ chưa đào tạo sau đại học kê đơn có tương tác thuốc với tỷ lệ 41,4%; chuyên khoa 1 và thạc sĩ là 30,5%; chuyên khoa 2 và tiến sĩ là 9,1%. Tương tác thuốc gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ 37-62%. Tỷ lệ bệnh nhân dùng trên 7 thuốc trong một đơn có tương tác thuốc là 53,8%. Những bệnh nhân có di chứng tai biến mạch máu não, suy thận, đái tháo đường, bệnh lý cơ xương khớp có tỷ lệ tương tác thuốc cao hơn không mắc bệnh lần lượt là 3,9 lần, 6,26 lần, 2,8 lần, 10.8 lần. Kết luận: Tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc trong kê đơn điều trị ở bệnh nhân nội trú là khá cao. Đa số các cặp tương tác thuốc là tương tác bất lợi ở mức độ trung bình. Tỷ lệ kê đơn thuốc có tương tác phụ thuộc nhiều vào các bác sĩ điều trị. Cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp can thiệp đồng bộ, liên tục và hiệu quả để hạn chế việc kê đơn thuốc có tương tác bất lợi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tương tác thuốc, Bệnh viện Y học cổ truyền Cà Mau, bệnh nhân nội trú
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thái Hà. Xây dựng danh mục tương tác thuốc đáng chú ý trong điều trị tại Trung tâm y tế huyện Bình Lục-Hà Nam. Đại học Dược Hà Nội. 2019. 17-27.
3. Võ Thị Hồng Phượng, Nguyễn Thị Hiền. Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học- Trường Đại học Y Dược Huế. 2018. 8(5), 26-36, https://www.doi.org/10.34071/jmp.2018.5.4.
4. Trần Thị Thúy Nga. Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2018-2019. Đại học Y Dược Cần Thơ. 2019. 43.
5. Bộ Y tế. Quyết định 5948/QĐ-BYT ngày 30/12/2021 về việc ban hành Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2021.
6. Baxter Karen. Stockley's Drug Interactions. Pharmaceutical Press. 2010. 1165.
7. Rawabi A., Mohammed A. Prevalence of drug–drug interactions in geriatric patients at an ambulatory care pharmacy in a tertiary care teaching hospital. BMC Research Notes. 2018. 11. 234, https://doi.org/10.1186/s13104-018-3342-5.
8. Aigul Z. Mussina, Gaziza A. Smagulova, Galina V. Veklenko, et al. Effect of an educational intervention on the number potential drug-drug interactions. Saudi Pharmaceutical Journal. 2019. 27(5). 717-723, https://doi.org/10.1016/j.jsps.2019.04.007.
9. Lorene Z., Severine H., Ingeborg W., et al. Prevalence of drug-drug interactions in older people before and after hospital admission: analysis from the OPERAM trial. BMC Geriatrics. 2021. 21. 571, https://doi.org/10.1186/s12877-021-02532-z.