ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLYP MŨI TÁI PHÁT BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tái phát polyp mũi sau điều trị rất phổ biến. Mục tiêu điều trị ngăn ngừa polyp tái phát là tiêu điểm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Phẫu thuật nội soi chức năng xoang được đặt ra khi điều trị nội khoa không có kết quả nhằm giải quyết nguyên nhân bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi tái phát sau phẫu thuật 3 tháng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu từ tháng 7/2022 đến 4/2023 trên 50 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi mũi xoang thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết quả: Tỷ lệ nữ giới (52%) mắc nhiều hơn nam giới (48%), tuổi trung bình: 45,7±13,3. Tiền sử các bệnh lý liên quan được ghi nhận gồm hen phế quản có 23 bệnh nhân chiếm 46%, có 47 bệnh nhân có viêm mũi dị ứng chiếm 94%. Tất cả các triệu chứng cơ năng chính về mũi đều cải thiện sau phẫu thuật: 82% không còn triệu chứng nghẹt mũi, không còn triệu chứng chảy mũi là 82%, 90% hố mổ sạch không có polyp được ghi nhận qua hình ảnh nội soi sau phẫu thuật 3 tháng. Biến chứng sau phẫu thuật thường gặp nhất là hiện tượng dính chiếm 4%, chủ yếu xảy ra dính giữa cuốn mũi vào vách ngăn. 84% đạt kết quả tốt sau phẫu thuật 3 tháng. Kết luận: Điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi tái phát bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang là một phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm mũi xoang mạn tính, polyp mũi tái phát, phẫu thuật nội soi
Tài liệu tham khảo
2. Bachert C, Han JK, Wagenmann M, Hosemann W, Lee SE et al. EUFOREA expert board meeting on uncontrolled severe chronic rhinosinusitis with nasal polyps (CRSwNP) and biologics: Definitions and management. J Allergy Clin Immunol. 2021. 147(1), 29-36, https://doi.org/10.1016/j.jaci.2020.11.013.
3. Calus L, Van Bruaene N, Bosteels C, Dejonckheere S, Van Zele T, et al. A twelve-year followup study after endoscopic sinus surgery in patients with chronic rhinosinusitis with nasal polyposis. Clin Transl Allergy. 2019. 9, 30, https://doi.org/10.1186/s13601-019-0269-4.
4. Fokkens WJ, Lund V, Bachert C, Mullol J, Bjermer L et al. EUFOREA consensus on biologics for CRSwNP with or without asthma. Allergy. 2019. 74(12), 2312-2319, https://doi.org/10.1111/all.13875.
5. Fokkens WJ, Lund VJ, Hopkins C, Hellings PW, Kern R et al. European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps 2020. Rhinology. 2020. 58(Suppl S29), 1-464, https://doi.org/10.4193/Rhin20.600.
6. Virkkula P, Penttilä E, Vento SI, Myller J, Koskinen A et al. Assessing Cut-off Points of Eosinophils, Nasal Polyp, and Lund-Mackay Scores to Predict Surgery in Nasal Polyposis: A Real-World Study. Allergy Rhinol (Providence). 2020. 11. 2152-6567, https://doi.org/10.1177/2152656720956596.
7. Koizumi M, Suzuki S, Matsui H, Fushimi K, Yamasoba T, et al. Trends in complications after functional endoscopic sinus surgery in Japan: A comparison with a previous study (2007-2013vs. 2013-2017). Auris Nasus Larynx. 2020. 47(5), 814-819. https://doi.org/10.1016/j.anl.2020.04.003.
8. Đinh Viết Thanh, Lê Thanh Thái. Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang tái phát sau phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang ở người lớn. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế. 2017. 6(6), 107-113.
9. Baban MIA, Mirza B, Castelnuovo P. Radiological and endoscopic findings in patients undergoing revision endoscopic sinus surgery. Surg Radiol Anat. 2020. 42(9), 1003-1012, https://doi.org/10.1007/s00276-020-02427-5.
10. Riva G, Pizzo C, Carraro M, Moresco M, Pecorari G. The importance of follow-up examinations in chronic rhinosinusitis with nasal polyposis. Am J Otolaryngol. 2023. 44(1), 103672, https://doi.org/10.1016/j.amjoto.2022.103672.