ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI CÓ GHÉP XƯƠNG ĐỒNG LOẠI KẾT HỢP MÀNG CHÂN BÌ

Nguyễn Viết Hiếu1,, Phạm Văn Lình1, Phan Thế Phước Long1, Lê Nguyên Lâm1, Phan Bá Lộc1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêu xương sau khi nhổ răng khôn hàm dưới không chỉ gây mất bám dính, tạo túi nha chu sâu ở phía xa răng 7 mà còn tăng nguy cơ gãy góc hàm. Tái tạo xương có hướng dẫn với xương đồng loại có che phủ bằng màng chân bì với ưu điểm gia tăng thể tích xương, giảm độ sâu túi, giảm tỷ lệ mảng bám sau khi nhổ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự lành thương mô nha chu ở phía xa răng 7 sau nhổ răng khôn hàm dưới có ghép xương đồng loại kết hợp màng chân bì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng được thực hiện trên 22 bệnh nhân có chỉ định nhổ răng khôn hàm dưới mọc kẹt từ năm 2021 đến 2023 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tiêu chuẩn chọn mẫu qui định răng khôn hàm dưới mọc kẹt tạo túi nha chu ở phía xa răng 7 từ 5mm trở lên và khoảng cách mào xương ổ đến đường nối men – xê măng phía xa răng 7 từ 4mm trở lên được đo trên phim X quang. Kết quả: Mô nha chu ở phía xa răng 7 được cải thiện sau khi nhổ răng khôn hàm dưới có ý nghĩa thống kê. Độ sâu túi nha chu giảm 2,02±0,69mm trong 6 tháng. Chỉ số mảng bám và chỉ số nướu giao động từ 0 (khỏe mạnh) đến 1 (viêm nhẹ) sau 6 tháng. Chiều cao xương ổ răng của răng 7 tăng 3,73±1,08mm khi đo trên phim X-quang. Mật độ xương trung bình vùng ghép trong 3 tháng là 1323,95±57,40 HU, 6 tháng là 1370±51,57 HU. Kết luận: Tái tạo xương có hướng dẫn sau nhổ răng khôn hàm dưới làm tăng hiệu quả lành thương mô nha chu ở phía xa răng 7. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Biết. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang răng khôn hàm dưới và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp màng Fibrin giàu tiểu cầu ở bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước, Cà Mau. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2020. 130.
2. Hà Nhật Phương. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân loại và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm dựa vào sự thay đổi mô nha chu răng kế cận tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2019. 142.
3. Ku J.K., Jeong Y.K. Effectiveness of Bone Graft for an Alveolar Defect on Adjacent Second Molar After Impacted Mandibular Third Molar Extraction. Journal of oral and maxillofacial surgery: official journal of the American Association of Oral and Maxillofacial Surgeons. 2021. 79(4), 756-762, https://doi.org/10.1016/j.joms.2020.11.030.
4. Majid H., Ramachandra S.S., Kumar S., Wei M., Gundavarapu K.C. Influence of Grafting on Pocket Depth and Dentin Hypersensitivity Around Third Molar Extraction Sites: A Split-Mouth Randomized Controlled Trial. Compendium of continuing education in dentistry. 2022. 43(1), 5-8.
5. Leventis M., Tsetsenekou E., Kalyvas D. Treatment of Osseous Defects after Mandibular Third Molar Removal with a Resorbable Alloplastic Grafting Material: A Case Series with 1- to 2-Year Follow-Up. Materials (Basel, Switzerland). 2020. 13(20), https://doi.org/10.3390/ma13204688.
6. Marques J., Montserrat-Bosch M., Figueiredo R., Vilchez-Perez M. A., Valmaseda-Castellon E., et al. Impacted lower third molars and distal caries in the mandibular second molar. Is prophylactic removal of lower third molars justified?. Journal of clinical and experimental dentistry. 2017. 9(6), 794-798, http://dx.doi.org/10.4317/jced.53919.
7. Barbier L., Ramos E., Mendiola J., Rodriguez O., Santamaria G., et al. Autologous dental pulp mesenchymal stem cells for inferior third molar post-extraction socket healing: A split-mouth randomised clinical trial. Medicina oral, patologia oral y cirugia bucal. 2018. 23(4), 469-477, http://dx.doi.org/doi:10.4317/medoral.22466.
8. Canullo L., Rossi-Fedele G., Camodeca F., Menini M., Pesce P. A Pilot Retrospective Study on the Effect of Bone Grafting after Wisdom Teeth Extraction. Materials. 2021. 14(11), https://doi.org/10.3390/ma14112844.
9. Karapataki S., Hugoson A., Falk H., Kugelberg C.F. Healing following GTR treatment of intrabony defects distal to mandibular 2nd molars using resorbable and non-resorbable barriers. Journal of clinical periodontology. 2000. 27(5), 333-340, https://doi.org/10.1034/j.1600051x.2000.027005333.x.
10. Sánchez-Labrador L., Martín-Ares M., Ortega-Aranegui R., Lopez-Quiles J., Martinez-Gonzalez J.M. Autogenous Dentin Graft in Bone Defects after Lower Third Molar Extraction: A Split-Mouth Clinical Trial . Materials (Basel, Switzerland). 2020. 13(14), https://doi.org/10.3390/ma13143090.
11. Ferreira J. O., Munhoz E. A. Tomographic late evaluation of xenogeneic bone grafts in sockets of impacted third molars. Journal of applied oral science. 2018. 26, https://doi.org/10.1590/16787757-2017-0396.