NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỚT HORI TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2023

Quách Ngọc Linh1,, Nguyễn Văn Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bớt Hori là một tình trạng rối loạn sắc tố mắc phải ở vùng mặt, gặp ở người phụ nữ tuổi trung niên, biểu hiện là những đám sắc tố màu nâu hoặc đen vùng mặt. Việc mô tả rõ các đặc điểm lâm sàng cũng như đánh giá các yếu tố liên quan đến bớt Hori sẽ góp phần giúp các bác sĩ hiểu rõ về bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bớt Hori tại Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca trên 30 bệnh nhân mắc bớt hori đến khám từ tháng 3/2021-4/2023. Kết quả: Tổng cộng có 30 bệnh nhân bao gồm 29 nữ và 1 nam được đưa vào phân tích. 70% bệnh nhân có độ tuổi lớn hơn 30. 13 đối tượng (46,7%) có biểu hiện thương tổn màu yellow-brown trong khi tổn thương màu slate-grey được quan sát thấy ở 36,7%, phần còn lại 20% cho thấy các tổn thương màu blue-brown. Vị trí thương tổn ở hai bên má được thấy ở 100% các trường hợp, các vị khác như thái dương, trán, mi mắt, gốc mũi chiếm tỉ lệ thấp. Tỉ lệ đối tượng có mức sắc tố đậm tương quan thuận với tuổi bệnh nhân. Một số yếu tố như tiếp xúc ánh sáng mặt trời, các yếu tố bảo vệ như đeo khẩu trang, bôi kem chống nắng có liên quan đến mức độ tăng sắc tố của bớt Hori. Kết luận: Bớt Hori chủ yếu liên quan đến vùng má ở đối tượng trên 30 tuổi. Mức sắc tố của bớt Hori có liên quan đến tuổi, yếu tố tiếp xúc ánh sáng mặt trời và các yếu tố bảo vệ như đeo khẩu trang, bôi kem chống nắng.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hori, Y., Kawashima, M., Oohara, K., and Kukita, A. Acquired, bilateral nevus of Ota-like macules. Journal of the American Academy of Dermatology. 1984. 10(6), 961-964, https://doi.org/10.1016/S0190-9622(84)80313-8.
2. Nguyễn Văn Thường. Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu. Nhà xuất bản Y học. 2019. 82-86. Tập 2.
3. Ee H.L., Wong H.C., Goh C.L., and Ang P. Characteristics of Hori naevus: a prospective analysis. British Journal of Dermatology. 2006. 154(1), 50-53, https://doi.org/10.1111/j.13652133.2005.06689.x.
4. Wang B.Q., Shen Z.Y., Fei Y., Li H., Liu J.H., et al. A population-based study of acquired bilateral nevus-of-Ota-like macules in Shanghai, China. Journal of investigative dermatology. 2011. 131(2), 358-362, https://doi.org/10.1038/jid.2010.283.
5. Nguyễn Thế Vỹ, Nguyễn Ngọc Yến. Đánh giá hiệu quả điều trị nevus Hori bằng laser YAG QSwitched. Nghiên cứu khoa học Da Liễu. 2015. 18, 22-28.
6. Huang L., Zhong Y., Yan T., Liu Z., Yang B., et al. Efficacy and safety of 755 nm Q-switched
Alexandrite Laser for Hori’s nevus: a retrospective analysis of 482 Chinese women. Lasers in Medical Science. 2022, 1-7, 10.1007/s10103-021-03257-6.
7. Yang X., Bi C., E T., Lin L., and Cao, Y. A retrospective study of 1064‐nm Q‐switched Nd: YAG laser therapy for acquired bilateral nevus of Ota‐like macules. Skin Research and Technology. 2023. 29(3), 1-9, 10.1111/srt.13298.
8. Trần Vũ Linh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bớt Hori bằng laser pico Nd:YAG. Đại học Y Dược Cần Thơ; 2020. 70.
9. Zhong Y., Huang L., Yan T., Chen Y., Yang B., et al. Both age and disease duration are associated with clinical phenotype of Hori’s nevus in Chinese: a retrospective analysis of 497 cases. Clinical, Cosmetic and Investigational Dermatology. 2021, 65-71, https://doi.org/10.2147/CCID.S285935.
10. Mizoguchi M., Murakami F., Ito M., Asano M., Baba T., et al. Clinical, pathological, and etiologic aspects of acquired dermal melanocytosis. Pigment cell research. 1997.10(3), 176-183, https://doi.org/10.1111/j.1600-0749.1997.tb00481.x.