NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU DA THẨM MỸ QUỐC TẾ FOB NĂM 2022-2023

Nguyễn Minh Đấu1,2,, Huỳnh Văn Bá2
1 TTYT huyện Hòn đất, tỉnh kiên giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính thường gặp có biểu hiện lâm sàng đa dạng, tăng sinh và biệt hóa bất thường tế bào thượng bì, ảnh hưởng đến 2-3% dân số thế giới. Thể lâm sàng vảy nến mảng là chiếm ưu thế nhất với triệu chứng ngứa ít hoặc nhiều tùy từng người, từng giai đoạn bệnh ảnh hưởng lên sức khỏe và đời sống tâm lý của bệnh nhân, gây tăng cảm giác kích động, ngại ngùng và cảm giác bị kì thị, góp phần vào rối loạn liên quan đến lo lắng, trầm cảm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến mảng tại bệnh viện Da Liễu Cần Thơ và viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB từ tháng 8/2022 – 4/2023. Kết quả: Triệu chứng chính là ngứa (92%) và 8% bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng. Vị trí tổn thương phổ biến nhất là ở đầu, chiếm 64%. Sự phân bố của các tổn thương vảy nến thể mảng chủ yếu là đối xứng (86%). Số bệnh nhân vảy nến thể nhẹ theo thang điểm Psoriasis Area and Severity Index (PASI) chiếm tỷ lệ cao nhất (72%). PASI trung bình là 5,44 ± 4,1. Bệnh nhân ảnh hưởng vừa đến chất lượng cuộc sống chiếm tỷ lệ cao nhất (48%). Điểm Dermatology life quality index (DLQI) trung bình là 6,5 ± 3,29. Điểm Visual Analog Scale (VAS) trung bình là 5,24 ± 3,05. Kết luận: Triệu chứng cơ năng của vảy nến mảng thường gặp nhất là ngứa, sự phân bố thương tổn phần lớn có tính chất đối xứng. Đa số các bệnh nhân vảy nến đều bị ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Armstrong A.W. and Read C. Pathophysiology, clinical presentation, and treatment of psoriasis: a review. Jama. 2020.323(19), 1945-1960, doi:10.1001/jama.2020.4006
2. Reid C. and Griffiths C.E.M. Psoriasis and Treatment: Past, Present and Future Aspects. Acta dermato-venereologica. 2020.100(3), 69-79, https://doi.org/10.2340/00015555-3386.
3. Nguyễn Thị Xuyên. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu. Bộ Y tế. 2015. 161-166. 4. Nguyễn Thị Thảo My. Huỳnh Văn Bá. Kết quả điều trị tại chỗ bệnh vảy nến mảng bằng E-PSORA (pha, jojoba oil, vitamin e) tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. 42, 8-13.
5. Nguyễn Phương Ngọc. Nồng độ IgE toàn phần trong huyết thanh và mối liên quan với đặc điểm dịch tễ, lâm sàng trên bệnh nhân vảy nến. Luận văn thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 110.
6. Nguyễn Tất Thắng. Bệnh vảy nến, so sánh các phương pháp điều trị cũ và mới. Luận văn Tiến sĩ Y khoa. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2003. 133.
7. Peres L.P., Oliveira F.B., Cartell A., Mazzotti N. G. and Cestari T. F. Density of mast cells and intensity of pruritus in psoriasis vulgaris: a cross sectional study. Anais brasileiros de dermatologia. 2018.93(3), 368–372, https://doi.org/10.1590/abd1806-4841.20186607.
8. Damiani G., Cazzaniga S. and Conic R.R. Pruritus characteristics in a large italian cohort of psoriatic patients. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology: JEADV. 2019. 33(7), 1316-1324, https://doi.org/10.1111/jdv.15539.
9. Nguyễn Phan Trâm Oanh. Nồng độ Lipocalin-2 trong huyết tương và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân vảy nến. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
10. Tạ Quốc Hưng. Nồng độ Interleukin-23 trong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến. Luận văn thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020. 131.
11. Yosipovitch G., Goon A., Wee J., Chan Y. H. and Goh C. L. The prevalence and clinical characteristics of pruritus among patients with extensive psoriasis. The British journal of dermatology. 2000.143(5), 969–973, https://doi.org/10.1046/j.1365-2133.2000.03829.x