NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÔNG HỢP LÝ CÁC THUỐC GIẢM ĐAU Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ KHÔNG THAM GIA BHYT TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Nguyễn Trần Quốc Tuấn1,, Phạm Thành Suôl1, Mai Phương Mai1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc sử dụng và phối hợp thuốc giảm đau trong điều trị ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những lợi ích mang lại từ việc phối hợp đó cũng đi kèm với các nguy cơ về các biến chứng trên tim mạch và đường tiêu hóa nếu việc sử dụng thuốc là không hợp lý. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Nghiên cứu đặc điểm sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân điều trị ngoại trú không tham gia Bảo hiểm Y tế; (2) Xác định tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau không hợp lý theo quy định của Bộ Y tế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 đơn thuốc có sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân điều trị ngoại trú không tham gia Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023. Kết quả: Tỷ lệ đơn sử dụng giảm đau ngoại biên, giảm đau trung ương lần lượt là 100%, 20,5%. Celecoxib có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất (47,5%) trong nhóm giảm đau kháng viêm không steroid. Nhóm giảm đau trung ương có Tramadol được lựa chọn chính để phối hợp (20%). Với giảm đau hỗ trợ, Gabapentin có tỷ lệ sử dụng cao nhất (14%). Kiểu phối hợp bậc 1 theo thang giảm đau ba bậc là phổ biến nhất (79,5%). Tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau không hợp lý là 22,25% trong đó chỉ số sử dụng thuốc không hợp lý về chỉ định là cao nhất (19,5%). Kết luận: Thuốc giảm đau được sử dụng đa dạng trong điều trị. Tỷ lệ đơn thuốc giảm đau được sử dụng chưa hợp lý chung (22,25%), cần chú ý đến việc bổ sung chẩn đoán bệnh trước khi chỉ định sử dụng thuốc và tuân thủ theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế trong sử dụng thuốc giảm đau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sá K. N., Moreira L., Baptista A. F., Yeng L. T., Teixeira M. J., et al. Prevalence of chronic pain in developing countries: systematic review and meta-analysis. Pain reports. 2019. 4(6), 779, DOI: 10.1097/PR9.0000000000000779.
2. Nguyen Van Chuong, Dinh Cong Pho, Nguyen Thi Thanh Thuy, Nguyen The Luan, Luu Hong
Minh và cộng sự. Pain incidence, assessment, and management in Vietnam: a cross-sectional study of 12,136 respondents. Journal of Pain Research. 2019. 769-777, DOI: 10.2147/JPR.S184713.
3. Mohamadloo A., Zarein-Dolab S., Ramezankhani A., Salamzadeh, J. The main factors of induced demand for medicine prescription: a qualitative study. Iranian journal of pharmaceutical research. 2019. 18(1), 479, https://doi.org/10.22037/ijpr. 2019. 2332.
4. Hoàng Thị Ngọc Thu, Nguyễn Trung Kiên. Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid trong điều trị một số bệnh cơ xương khớp và đánh giá tính hợp lý theo mức độ nguy cơ trên tiêu hoá - tim mạch tại Bệnh viện Trường đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. (54), 55-63, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i54.358.
5. Hagedorn J. M. World Health Organization Analgesic Ladder. In Anesthesiology In-Training Exam Review: Regional Anesthesia and Chronic Pain. 2022. 351-354, https://doi.org/10.1007/978-3030-87266-3_67.
6. Bùi Thanh Loan, Đoàn Lực, Phan Thị Quỳnh Nga, Quách Phụng Linh, Nguyễn Tứ Sơn. Khảo sát việc sử dụng thuốc giảm đau và những rào cản trong quản lý đau ung thư trên bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K2. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022. 508(1), https://doi.org/10.51298/vmj.v508i1.1544.
7. Phạm Thành Suôl, Nguyễn Thắng, Cao Thị Kim Hoàng, Lê Kim Khánh, Trần Yên Hảo và cộng sự. Nhà xuất bản Y học. Giáo trình giảng dạy Đại học Dược lâm sàng 2. 2022. 301.
8. Nguyễn Quốc Khải, Phạm Thành Suôl, Dương Thị Xuân Hoàng. Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc kháng viêm không steroid điều trị ngoại trú và các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2021-2022. Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. (54), 145-152, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i54.371.
9. Zin C. S., Nazar N. I., Rahman N. S., Alias N. E., Ahmad W. R., et al. Trends and patterns of analgesic prescribing in Malaysian public hospitals from 2010 to 2016: tramadol predominately used. Journal of pain research. 2018. 1959-1966, DOI: 10.2147/JPR.S164774.
10. Võ Minh Trường, Phạm Thành Suôl, Phạm Văn Lình. Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc kháng viêm không steroid và đánh giá kết quả can thiệp về kê đơn thuốc an toàn, hợp lý, tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau năm 2017-2018. Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018. 95.
11. Bộ Y tế. Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp.