ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CAO CHIẾT LÁ XOÀI (MANGIFERA INDICA L., ANACARDIACEAE) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

Hà Tấn Đạt1,, Huỳnh Thị Mỹ Duyên1, Mai Huỳnh Như2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lá Xoài chứa thành phần chính mangiferin đã được nhiều tài liệu chứng minh có công dụng hạ đường huyết, tuy nhiên các nghiên cứu tại Việt Nam về độc tính cũng như tác dụng hạ đường huyết của lá Xoài còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độc tính cấp và tác dụng hạ đường huyết của cao chiết lá Xoài trên mô hình chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chiết lá Xoài được tinh chế hóa với hàm lượng mangiferin đạt 90%. Thử nghiệm độc tính cấp của cao chiết lá Xoài được tiến hành trên chuột Swiss albino dựa theo tài liệu “Phương pháp xác định độc tính của thuốc” của tác giả Đỗ Trung Đàm; Tác dụng hạ đường huyết của cao chiết lá Xoài được đánh giá bằng phương pháp gây tăng đường huyết chuột nhắt bằng hóa chất Alloxan, chuột tăng đường huyết sau đó được phân thành các lô như sau: lô chứng âm-không điều trị, lô chứng dương-điều trị bằng Metformin 500 mg/kg/ngày và 2 lô thử nghiệm lần lượt cho uống cao chiết lá Xoài với mức liều 100 và 200 mg/kg/ngày trong 21 ngày. Kết quả đường huyết được ghi nhận sau mỗi tuần, đối chiếu giữa 2 lô thử nghiệm với lô chứng âm, lô chứng dương và lô sinh lý. Kết quả: Tất cả chuột trong các lô đều còn sống và không có biểu hiện độc tính trong thời gian thử nghiệm dù đã dùng liều tối đa 5.000 mg/kg trọng lượng. Mức đường huyết của lô thử nghiệm giảm đáng kể (p<0,05) so với lô chứng âm và tương đương lô chứng dương. Kết luận: Chưa phát hiện độc tính cấp của cao chiết lá Xoài khi đã thử nghiệm đến mức liều 5.000 mg/kg và có tác dụng hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê với mức liều 100 và 200 mg/kg trọng lượng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Diabetes Federation, Diabetes around the world. 2021. https://diabetesatlas.org/idfawp/resource-files/2021/11/IDFDA10-global-fact-sheet.pdf.
2. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế. Khoảng 5 triệu người Việt đang mắc căn bệnh gây nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh, cắt cụt chi. 2021. https://moh.gov.vn/tin-noi-bat//asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/khoang-5-trieu-nguoi-viet-ang-mac-can-benh-gaynhieu-bien-chung-ve-tim-mach-than-kinh-cat-cut-chi-.
3. Rehani P. R., Iftikhar H., Nakajima M., Tanaka M., Jabba Z. et al. Safety and mode of action of diabetes medications in comparison with 5-aminolevulinic acid (5-ALA). Journal of Diabetes Research. 2019. Volume 2019 - Article ID 4267357, 1-10, doi: 10.1155/2019/4267357.
4. Tạp chí Công Thương. Đồng Tháp xuất khẩu 3 tấn xoài Cát Chu sang châu Âu. 2022.
https://amp.tapchicongthuong.vn/bai-viet/dong-thap-xuat-khau-3-tan-xoai-cat-chu-sang-chauau-87146.htm.
5. Mei S. , Perumal M., Battino M., Kitts D.D., Xiao J. et al. Mangiferin: a review of dietary sources, absorption, metabolism, bioavailability, and safety. Critical Reviews in Food Science and Nutrition. 2021. 61, 1-19, doi: 10.1080/10408398.2021.1983767.
6. Bộ Y tế. Dược điển Việt nam V. Nhà xuất bản Y học. 2017. 608.
7. National Institutes of Health, Office of Animal Care and Use. Guidelines for the Use of Non- Pharmaceutical Grade Compounds in Laboratory Animals. 2023. https://oacu.oir.nih.gov/system/files/media/file/2023-05/b14_pharmaceutical_compounds.pdf.
8. Tefera M.M., Altaye B.M., Yimer E.M., Berhe D.F., Bekele S.T. Antidiabetic Effect of Germinated Lens culinaris Medik Seed Extract in Streptozotocin-Induced Diabetic Mice. Journal of Experimental Pharmacology. 2020. 12 , 39-45, doi: 10.2147/JEP.S228834.
9. Boas G.R.V., Paes M.M., Gubert P., Oesterreich S.A. Evaluation of the toxic potential of the aqueous extract from Mangifera indica Linn. (Anacardiaceae) in rats submitted to experimental models of acute and subacute oral toxicity. Journal of Ethnopharmacology. 2021. 275, 1-12, doi: 10.31487/j.COR.2021.05.01.
10. Alhassan H.M., Yeldu M.H., Musa U., Adamu I., Hamidu A. Et al. Acute Toxicity and the
Effects of Mangifera indica on Serum IL-6, and IFN-γ in Breast Cancer-Induced Albino Rats. Science Repository. 2021. 4(5), 2-6, doi: 10.31487/j.COR.2021.05.01
11. Nguyen Duc Thanh , Hoang Thu Trang, Nguyen Thi Van Anh. Study on the hypoglycemic effect of mango leaf extract grown in Son La. Vietnam Journal of Food Control. 2022. 5(2), 151-159, doi: 10.47866/2615-9252/vjfc.3911.
12. Boas G. R.V., Lemos J.M.R., Oliveira M.W., Santos R.C.D., Silveira A.P.S. et al. Aqueous extract from Mangifera indica Linn. (Anacardiaceae) leaves exerts long-term hypoglycemic effect, increases insulin sensitivity and plasma insulin levels on diabetic Wistar rats. PLoS One. 2020. 15(1), 1-19, doi: 10.1371/journal.pone.0227105.
13. Nguyễn Thị Xuân Thu, Đặng Đức Long, Thành Thị Thu Thuỷ. Nghiên cứu tác dụng đường huyết một số cao chiết thực vật. Tạp chí Sinh học. 2019. 41(2), 119-128, doi: 10.15625/08667160/v41n2.13783.
14. Dương Thị Bích, Dư Thế Anh, Trì Kim Ngọc, Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Xuân Linh và cộng sự. Khảo sát khả năng hạ glucose huyết của lá Xuân hoa răng (Pseuderanthemum crenulatum) trên mô hình chuột đái tháo đường bằng alloxan. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam. 2021. 64(2), 21-24, doi: 10.31276/VJST.