ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH KHOEO TRONG GÃY XƯƠNG VÙNG GỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2023

Nguyễn Anh Tuấn1,, Tăng Hà Nam Anh2, Huỳnh Thống Em3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
3 Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gối là một cấu trúc đặc biệt đảm bảo chức năng vận động của chi dưới, đây cũng là vùng dễ bị chấn thương khi xảy ra tai nạn. Gãy xương vùng gối, đặc biệtđi kèm với tổn thương động mạch khoeo, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tàn phế, thậm chí gây tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị tổn thương động mạch khoeo trong gãy xương vùng gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân bị tổn thương động mạch khoeo trong gãy xương vùng gối được chẩn đoán xác định bằng chụp cắt lớp vi tính mạch máu, điều trị phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch máu. Đánh giá thành công bằng sự lưu thông mạch máu sau phẫu thuật và độ vững chắc của phương tiện cố định xương. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Có 43 bệnh nhân gãy xương vùng gối đi kèm tổn thương động mạch khoeo được điều trị phẫu thuật phục hồi lưu thông động mạch khoeo, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân này khoảng 32,09 ± 13,05, nam giới chiếm 67,44%. Thời gian thiếu máu chi cấp tính trung bình là 7,54 ± 3,62 giờ. Trong đó có 6 trường hợp tắc mạch muộn sau khi nhập viện trên 24 giờ.Có 2 trường hợp phải đoạn chi thì 2 chiếm 4,65 %. Có 20,93% bệnh nhân tắc lại mạch máu sau lần phẫu thuật đầu tiên cần phẫu thuật lại. Kết luận: Chấn thương động mạch khoeo là một chấn thương nặng ở chi dưới, có thể mang lại hậu quả cắt cụt chi thậm chí từ vong trên người bệnh, cần phải chẩn đoán sớm và xử trí đúng cách để góp phần cứu sống chi và hạn chế di chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Futchko J, Parsikia A, Berezin N, Shah A, Stone ME Jr vs et al. A propensity-matched analysis of contemporary outcomes of blunt popliteal artery injury. J Vasc Surg. 2020.72(1), 189-197. doi: 10.1016/j.jvs.2019.09.048.
2. Perkins ZB, Yet B, Sharrock A, Rickard R, Marsh W vs et al. Predicting the Outcome of Limb Revascularization in Patients With Lower-extremity Arterial Trauma: Development and External Validation of a Supervised Machine-learning Algorithm to Support Surgical Decisions. Ann Surg. 2020.272(4). 564-572. DOI: 10.1097/SLA.0000000000004132.
3. Alarhayem AQ, Cohn SM, Cantu-Nunez O, Eastridge BJ, Rasmussen TE. Impact of time to repair on outcomes in patients with lower extremity arterial injuries. J Vasc Surg. 2019. 69(5). 1519-1523. DOI: 10.1016/j.jvs.2018.07.075.
4. Magee GA, Dubose JJ, Inaba K, Lucero L, Dirks RC vs et al. Outcomes of vascular trauma associated with an evolution in the use of endovascular management. J Vasc Surg. 2023. 4. 551557, DOI: 10.1016/j.jvs.2023.02.025.
5. Dương Ngọc Thắng, Vũ Ngọc Tú, Trần Trung Kiên, Nguyễn Hữu Ước. Kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương động mạch khoeo do trật khớp gối tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Phẫu thuật tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2020. 2(4), 470-475.
6. Ramdass MJ, Muddeen A, Harnarayan P, Spence R, Milne D. Risk factors associated with amputation in civilian popliteal artery trauma. Injury. 2018. 49(6), 1188-1192.DOI: 10.1016/j.injury .2018.04.028.
7. Vũ Ngọc Tú, Trần Trung Kiên, Phùng Duy Hồng Sơn. Phẫu thuật điều trị chấn thương động mạch khoeo tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2017-2019. Tạp chí y học Việt Nam.526(1),374-379. DOI: 10.51298/vmj.v526i1A.5372
8. Lê Thanh Phong. Reduced Time to Surgery and Prophylactic Fasciotomy May Result in Improved Outcomes in Popliteal Artery Injuries.Ann Vasc Surg,30(23),185-191. DOI:10.1016/j.avsg.2023.03.019.
9. Hoàng Anh Công, Nguyễn Hữu Ước, Bùi Thanh Doanh. Đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương và kết quả điều trị chấn thương, vết thương động mạch chi dưới tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Tạp chí phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam. 2021. 34, tr. 99-106. DOI: https: //doi.org/ 10.47972/vjcts.v34i.622.
10. Kluckner M, Gratl A, Gruber L, Frech A, Gummerer M vs et al. Risk factors for major amputation after arterial vascular trauma of the lower extremity. Scand J Surg. 2022. 111(1), 84-86. DOI: 10.1177/14574969211070668.