NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Huỳnh Kim Phượng1, Huỳnh Trung Cang2, Nguyễn Hoàng Phi3,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là hai yếu tố nguy cơ tim mạch thường kết hợp với nhau trên lâm sàng và làm gia tăng đáng kể các biến cố tim mạch. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. (2) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lipid máu là 88%; một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bao gồm: thời gian mắc bệnh tăng huyết áp, thừa cân-béo phì, béo bụng, ít vận động thể lực, uống rượu, gan nhiễm mỡ trên siêu âm gan (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát rất cao, đặc biệt là ở bệnh nhân tăng huyết áp lâu năm, béo phì, uống rượu, ít vận động thể lực, gan nhiễm mỡ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huynh Van Minh, Neil R Poulter, Nguyen Lan Viet, et.al. (2021). Blood pressure screening results from May Measurement Month 2019 in Vietnam, European Heart Journal Supplements.23(Supplement_B). B154-B157,https://doi.org/10.1093/eurheartj/suab035.
2. Rea Ariyanti and Besral Besral. Dyslipidemia associated with hypertension increases the risks for coronary heart disease: a case-control study in Harapan Kita Hospital, National Cardiovascular Center, Jakarta, Journal of lipids. 2019, https://doi.org/10.1038/s41440-020-00549-2.
3. Phân hội Tăng huyết áp/Hội Tim mạch học Việt Nam (VSH/VNHA) (2022), Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
4. Huỳnh Minh Ngọc. Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Dược Cân Thơ. 2014.
5. Youlian Liao, Soonho Kwon, Sara Shaughnessy, et.al. Critical evaluation of adult treatment panel III criteria in identifying insulin resistance with dyslipidemia, Diabetes care. 2004. 27(4). 978-983, https://doi.org/10.2337/diacare.27.4.978
6. Nguyễn Văn Tuấn. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp, Tạp chí Y học Việt Nam(508). 2021.
7. Phạm Vũ Thụy. Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016-2017, Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
8. Võ Như An. Điều trị tăng huyết áp và đặc điểm rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa Ninh Thuận, Đề tài nghiên cứu cấp bệnh viện. 2013.
9. Ozen K Basoglu, Mehmet Sezai Tasbakan và Meral Kayikcioglu. Dyslipidemia prevalence in nonobese, nondiabetic patients with obstructive sleep apnea: does sex matter?, Journal of Clinical Sleep Medicine. 2023. 19(5). 889-898, https://doi.org/10.5664/jcsm.10490
10. Masanari Kuwabara, Remi Kuwabara, Koichiro Niwa, et.al. Different risk for hypertension, diabetes, dyslipidemia, and hyperuricemia according to level of body mass index in Japanese and American subjects. 2018. 10(8). 1011, PMID: 35261004; PMCID: PMC8796675.
11. Yeong Ho Kim, Kyung Do Han, Chul Hwan Bang, et.al. High waist circumference rather than high body mass index may be a predictive risk factor for the longer disease duration of chronic spontaneous urticaria, Scientific Reports. 2021. 11(1). 1-4, https://doi.org/10.1038/s41598-021-81484-1.