NGHIÊN CỨU CÁC THỜI ĐIỂM NỘI SOI VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ DO LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng không những là phương pháp chẩn đoán chính xác tổn thương xuất huyết do loét dạ dày-tá tràng mà còn có hiệu quả cầm máu cao. Tuy nhiên, thời điểm nội soi ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày-tá tràng vẫn còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát các thời điểm nội soi và một số yếu tố liên quan; (2) Đánh giá kết quả điều trị theo các thời điểm nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích, tiến hành trên 239 bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày-tá tràng điều trị từ 8/2022 đến 4/2023. Kết quả: Nội soi khẩn cấp (<12 giờ) 21,76%, nội soi sớm (12-24 giờ) 16,32%, nội soi trì hoãn (>24 giờ) 61,92%; có mối liên quan với số đơn vị máu truyền, kích thước ổ loét, thời gian nằm viện và kết quả điều trị chung (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân được cầm máu qua nội soi là 64,85%, tỷ lệ cầm máu ban đầu thành công chung là 96,13%, cầm máu ban đầu thất bại chỉ xảy ra ở thời điểm nội soi trì hoãn 6,45%. Tỷ lệ xuất huyết tái phát chung là 10,74%. Tỷ lệ điều trị thành công ở thời điểm nội soi khẩn cấp là 96,15%, nội soi sớm là 97,44% và nội soi trì hoãn là 85,14%. Kết quả điều trị thành công chung là 89,54%. Kết luận: Nội khẩn cấp (<12 giờ) và nội soi sớm (12-24 giờ) sau khởi phát nên được tiến hành ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày-tá tràng, mang lại lợi ích cao về kết cục lâm sàng và chi phí điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xuất huyết tiêu hoá do loét, nội soi dạ dày-tá tràng, thời gian nội soi
Tài liệu tham khảo
2. Rotondano G. Epidemiology and diagnosis of acute nonvariceal upper gastrointestinal bleeding. Gastroenterol Clin North Am. 2014. 43(4), 643-63, DOI: 10.1016/j.gtc.2014.08.001.
3. Quách Trọng Đức, Đào Hữu Ngôi, Đinh Cao Minh, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Xuân Linh và cộng sự. Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hoá trên không do tăng áp tĩnh mạch cửa tại một số bệnh viện lớn. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2015. 19(1), 74-79.
4. Barkun A. N., Almadi M., Kuipers E. J., Laine L., Sung J., et al. Management of Nonvariceal Upper Gastrointestinal Bleeding: Guideline Recommendations From the International Consensus Group. Ann Intern Med. 2019. 171(11), 805-822, DOI: 10.7326/m19-1795.
5. Laine L., Barkun A. N., Saltzman J. R., Martel M., Leontiadis G. I. ACG Clinical Guideline: Upper Gastrointestinal and Ulcer Bleeding. Am J Gastroenterol. 2021. 116(5), 899-917, DOI:
10.14309/ajg.0000000000001245.
6. Götz M., Anders M., Biecker E., Bojarski C., Braun G., et al. S2k Guideline Gastrointestinal Bleeding - Guideline of the German Society of Gastroenterology DGVS. Z Gastroenterol. 2017. 55(9), 883-936, DOI: 10.1055/s-0043-116856.
7. Gralnek I. M., Stanley A. J., Morris A. J., Camus M., Lau J., et al. Endoscopic diagnosis and management of nonvariceal upper gastrointestinal hemorrhage (NVUGIH): European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline - Update 2021. Endoscopy. 2021. 53(3), 300-332, DOI: 10.1055/a-1369-5274.
8. Mullady D. K., Wang A. Y., Waschke K. A. AGA Clinical Practice Update on Endoscopic Therapies for Non-Variceal Upper Gastrointestinal Bleeding: Expert Review. Gastroenterology. 2020. 159(3), 1120-1128, DOI: 10.1053/j.gastro.2020.05.095.
9. Nguyễn Đình Bảo Long. Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2020-2021. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 113.
10. Huỳnh Hiếu Tâm, Hoàng Trọng Thảng. Hiệu quả của tiêm cầm máu qua nội soi bằng dung dịch HSE 3% ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng phối hợp với thuốc ức chế bơm proton liều cao. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2014. (22+23), 36-39.
11. Trần Văn Huy, Đinh Duy Liêu. Nghiên cứu kết quả điều trị cầm máu bằng kẹp clip kết hợp với Esomeprazole tĩnh mạch ngắt quãng ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng chảy máu. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2019. 9(2), 40-44, https://www.doi.org/10.34071/jmp.2019.2.7
12. Phạm Thị Hồng Điệp. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả kẹp cầm máu điều trị xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày - tá tràng. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2017. 117.
13. Hoàng Văn Chương, Nguyễn Thanh Nam, Nguyễn Công Long. So sánh kết quả cầm máu bằng kẹp clip và kẹp clip kết hợp với tiêm cầm máu ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày - tá tràng. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2023. 526(1A), 121-125, https://doi.org/10.51298/vmj.v526i1A.5304
14. Romstad K. K., Detlie T. E., Søberg T., Thomas O., Ricanek P., et al. Treatment and outcome of gastrointestinal bleeding due to peptic ulcers and erosions - (BLUE study). Scand J Gastroenterol. 2022. 57(1), 8-15, DOI: 10.1080/00365521.2021.1988701.
15. Huỳnh Hiếu Tâm, Hoàng Trọng Thảng. Nghiên cứu hiệu quả của kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng phối hợp với thuốc ức chế bơm proton liều cao. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2014. (18), 30-33.