NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHÔ MẮT Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠC LIÊU NĂM 2022-2023

Huỳnh Quốc Sử1,, Giang Nhân Trí Nghĩa1, Lê Minh Lý2
1 Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khô mắt là bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tình trạng mất sự ổn định của phim nước mắt gây ra các triệu chứng cơ năng và/hoặc suy giảm chức năng thị giác và có thể kèm theo tổn thương bề mặt nhãn cầu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ khô mắt và đặc điểm hình thái vỡ phim nước mắt ở sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu năm 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 728 sinh viên chính quy ngành Điều dưỡng, Dược sĩ và Hộ sinh đang học tại Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu. Chẩn đoán khô mắt dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội khô mắt Châu Á (ADES) năm 2016 có 2 tiêu chuẩn: bảng câu hỏi OSDI (Ocular Surface Disease Index) >12 điểm và test FBUT (Fluorescein Break Up Time) ≤5 giây. Phân loại hình thái khô mắt dựa vào hình thái vỡ phim nước mắt theo phương pháp TFOD (Tear Film– Oriented Diagnosis). Kết quả: Tỷ lệ khô mắt là 14,8%. Tỷ lệ hình thái khô mắt do tăng bốc hơi chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,7%, so với hình thái khô mắt do giảm tính thấm ướt với 30,6 %, so với hình thái khô mắt do thiếu nước với 28,7%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy khô mắt không phải là hiếm gặp trong sinh viên cao đẳng y khoa. Khô mắt do tăng bốc hơi ở sinh viên thường gặp hơn so với khô mắt giảm thấm ướt và thiếu nước. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tsubota K., Yokoi N., Shimazaki J., Watanabe H., Dogru M. et al. New perspectives on dry eye definition and diagnosis: a consensus report by the Asia Dry Eye Society. The ocular surface. 2017. 15(1), 65-76, https://doi.org/10.1016/j.jtos.2016.09.003.
2. Papas E.B. The global prevalence of dry eye disease: A Bayesian view. Ophthalmic and Physiological Optics. 2021. 41(6), 1254-1266, https://doi.org/10.1111/opo.12888.
3. Qian L. and Wei W. Identified risk factors for dry eye syndrome: A systematic review and metaanalysis. Plos one. 2022. 17(8), e0271267, https://doi.org/10.1371/journal.pone.0271267.
4. Vehof Jelle, Snieder H., Jansonius N., Hammond C.J. Prevalence and risk factors of dry eye in 79,866 participants of the population-based Lifelines cohort study in the Netherlands. The Ocular Surface. 2021. 19, 83-93, https://doi.org/10.1016/j.jtos.2020.04.005
5. Hội nhãn khoa Việt Nam. Khuyến nghị trong thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị bệnh lý khô mắt. Nhà xuất bản Y học. 2022. 45-69.
6. Tangmonkongvoragul C., Chokesuwattanaskul S., Khankaeo C., Punyasevee R., Nakkara L, et al. Prevalence of symptomatic dry eye disease with associated risk factors among medical students at Chiang Mai University due to increased screen time and space during COVID-19 pandemic. PloS one. 2022. 17(3), e0265733. https://doi.org/ 10.1371/journal.pone.0265733
7. Lương Thị Hải Hà, Đức Minh Đặng, Quang Dũng Vũ, Thị Kim Liên Vũ, Thị Thanh Dung Nguyễn và cộng sự. Thực trạng khô mắt trên sinh viên năm thứ năm Đại học Y Dược Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 498(2),78-83, https://doi.org/ 10.51298/vmj. v498i2.177.
8. Supiyaphun C., Jongkhajornpong P., Rattanasiri S., and Lekhanont K. Prevalence and risk factors of dry eye disease among University Students in Bangkok, Thailand. PloS one. 2021. 16(10), e0258217. https://doi.org/ 10.1371/journal.pone.0258217.
9. Hyon J.Y., Yang, H.K. and Han S.B. Dry eye symptoms may have association with psychological speeds in medical students. Eye & contact lens. 2019. 45(5), 310-314. https://doi.org/10.1097/ICL.0000000000000567
10. Aćimović Luna. Evaluation of dry eye symptoms and risk factors among medical students in Serbia. Plos one. 2022. 17(10), pp. e0275624. https://doi.org/ 10.1371/journal.pone.0275624.
11. Zeleke T.C., Adimassu, N.F., Alemayehu A.M., Dawud T.W., et al. Symptomatic dry eye disease and associated factors among postgraduate students in Ethiopia. Plos one. 2022.17(8), e0272808. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0272808.
12. Craig J.P., Nichols K.K., Akpek E.K., Caffery B., Dua H.S, et al. TFOS DEW II epidemiology report. The ocular surface. 2017. 15(3), 334-365. https://doi.org/ 10.1016/j.jtos.2017.05.008.
13. Uchino M., Yokoi N., Uchino Y., Dogru M., Kawashima M., et al. Prevalence of dry eye disease and its risk factors in visual display terminal users: The Osaka study. American journal of ophthalmology. 2013. 156(4), 759-766. https://doi.org/ 10.1016/j.ajo.2013.05.040.
14. Wolffsohn J.S., Wang M.T., Vidal-Rohr M., Menduni F., Dhallu S., et al. Demographic and lifestyle risk factors of dry eye disease subtypes: a cross-sectional study. The Ocular Surface. 2021. 21, 58-63. https://doi.org/10.1016/j.jtos.2021.05.001.
15. Donthineni P.R., Kammari P., Shanbhag S.S., Singh V. and Das A.V. Incidence, demographics, types and risk factors of dry eye disease in India: electronic medical records driven big data analytics report I. The ocular surface. 2019. 17(2), 250-256. https://doi.org/10.1016/j.jtos.2019.02.007.