NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM BẰNG THUỐC SACUBITRIL /VALSARTAN

Nguyễn Kim Ngân1,, Nguyễn Thị Diễm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch có gánh nặng bệnh tật cao. Bệnh nhân thường xuyên phải nhập viện vì đợt cấp suy tim, tỷ lệ tái nhập viện khoảng 30-50%, chi phí chăm sóc cao cho cả điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc và tỷ lệ tử vong cao 48-57%. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị suy tim phân suất tống máu giảm bằng thuốc Sacubitril/ Valsartan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên 98 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 67,0 ± 13,7, nam giới chiếm 63,3%. Khó thở là triệu chứng gặp thường gặp nhất (82,7%), các triệu chứng khác cũng thường gặp như tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên, ran ở phổi. Phân suất tống máu trung bình 30,76 ± 7,03%. Trung vị của nồng độ NT-proBNP là 6745 pg/mL. Sau thời gian theo dõi 2 tháng, chưa ghi nhận sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim ở nhóm bệnh nhân có sử dụng và không sử dụng Sacubitril/Valsartan, tỷ lệ lần lượt là 9,1%, 25,9% (p=0,524). Kết luận: Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm. Tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim sau 2 tháng điều trị ở nhóm bệnh nhân có sử dụng Sacubitril/Valsartan thấp hơn nhóm không sử dụng Sacubitril/Valsartan, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính. 2020.
2. Maddox T.M., Januzzi J.L.Jr., Allen L.A., Breathett K., Butler J., et al. 2021 Update to the 2017 ACC Expert Consensus Decision Pathway for Optimization of Heart Failure Treatment: Answers to 10 Pivotal Issues About Heart Failure with Reduced Ejection Fraction: A Report of the American College of Cardiology Solution Set Oversight Committee. Journal of the American College of Cardiology. 2021.77(6), 772–810, https://doi.org/10.1016/j.jacc.2020.11.022.
3. McMurray J.J., Packer M., Desai A.S., Gong J., Lefkowitz M.p., et al. Angiotensin-neprilysin inhibition versus enalapril in heart failure. The New England journal of medicine. 2014. 371(11), 993–1004, https://doi.org/10.1056/NEJMoa1409077.
4. Nguyễn Hải Nguyên. Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2015. 2, 54-59.
5. Pathadka S., Yan V.K.C., Li X., Tse G., Wan E.Y.F., et al. Hospitalization and Mortality in Patients with Heart Failure Treated with Sacubitril / Valsartan vs. Enalapril: A Real-World, Population-Based Study. Frontiers in cardiovascular medicine. 2021. 7(602363), https://doi.org/10.3389/fcvm.2020.602363.
6. Ponikowski P., Voors A.A., Anker S.D., Bueno H., Cleland J.G.F., et al. 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European heart journal. 2016.32(27), 2129-2200, https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehw128.
7. Nguyễn Văn Thử. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân suy tim mạn bằng Ivabradine tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018. 92.
8. Nguyễn Duy Toàn. Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền trong thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính giảm phân suất tống máu thất trái. Học viện Quân y. 2017.139.
9. Nguyễn Thị Thùy Trang. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nội khoa suy tim phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018. 69.
10. Tsutsui H., Momomura S.I., Saito Y., Ito H., Yamamoto K., et al. Efficacy and Safety of Sacubitril/Valsartan in Japanese Patients with Chronic Heart Failure and Reduced Ejection Fraction - Results From the PARALLEL-HF Study. Circulation journal: official journal of the Japanese Circulation Society. 2021. 85(5), 584-594, https://doi.org/10.1253/circj.CJ-20-0854.
11. Yancy C.W., Jessup M., Bozkurt B., Butler J., Casey D.E. Jr., et al. 2013 ACCF/AHA guideline for the management of heart failure: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Journal of the American College of Cardiology. 2013. 62(16), 147-239, doi: 10.1016/j.jacc.2013.05.019.
12. Yancy C.W., Jessup M., Bozkurt B., Butler J., Casey D.E.Jr., et al. 2017 ACC/AHA/HFSA Focused Update of the 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of Heart Failure: A Report of the American College of Cardiology / American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Failure Society of America. Circulation. 2017.136(6), 137-161, https://doi.org/10.1161/CIR.0000000000000509.