NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM SỤN VÀNH TAI CÓ TỤ DỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2023

Nguyễn Tri Minh Trí1,, Nguyễn Kỳ Duy Tâm1, Dương Hữu Nghị1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm sụn vành tai có tụ dịch là bệnh lý không thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, bệnh có thể được điều trị dễ dàng ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể diễn tiến đến hoại tử sụn gây biến dạng vành tai và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của viêm sụn vành tai có tụ dịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 53 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm sụn vành tai có tụ dịch. Sử dụng phương pháp mô tả, tiến cứu có can thiệp. Kết quả: Bệnh xảy ở nam cao hơn nữ. Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp: bấm khuyên tai xuyên sụn (30,2%), chấn thương (26,4%) và không rõ nguyên nhân (32,1%). Tỷ lệ triệu chứng thực thể là: sưng, phồng vành tai (86,8%), nóng đỏ (42,7%), rò mủ (41,5%), biến dạng (34%), rò dịch (20,8%). Vị trí thường gặp nhất của viêm sụn vành tai có tụ dịch là 2/3 trên (32,1%), kế đến là 1/3 trên (28,3%). Kích thước thường gặp là 2-3 cm chiếm 43,4%.  Kết luận: Tỷ lệ viêm sụn vành tai có tụ dịch có kết quả điều trị tốt khá cao, tuy nhiên khả năng di chứng sẹo xấu như tai súp lơ ảnh hưởng đến kết quả thẫm mỹ cuối cùng phụ thuộc vào lượng sụn bị tổn thương và được nạo vét.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Britto J, Panchal P, Prasad P, Kumari R, Kumari S. Photogrammetric morphometric analysis of auricle. International Journal of Medical Science and Public Health. 2018. 7(6), 440-443, DOI: 10.5455/ijmsph.2018.1130207032018.
2. Nguyễn Thái Bình. Điều trị tụ dịch vành tai bằng phương pháp chọc hút-băng ép. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2010. 14(1), 141-146.
3. Lê Văn Khoa. Đánh giá hiệu quả điều trị tụ dịch vành tai bằng phương pháp chọc hút băng ép Urgo. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2015. 19(3), 307-313.
4. Trần Phan Chung Thủy. Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học. 2018, 76-78.
5. Patel B.C., Skidmore K. Cauliflower Ear. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing. 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470424/?report=classic
6. Hawkes G, Rana A, Velankar H.K, Carvalho C, Rai K, et al. A case study of 20 cases of traumatic injury to pinna resulting in perichondritis with review of lituratue. Intergrative Journal of Medical Sciences. 2022. 9,1-5, https://doi.org/10.15342/ijms.2022.636.
7. Đặng Thị Phương Vy. Đánh giá kết quả điều trị viêm sụn-màng sụn vành tai. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam. 2020. 65-47(1), 36-42.
8. Nguyễn Khắc Trưởng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm sụn vành tai. Trường Đại học Y Hà Nội. 2018, 83.
9. Đỗ Thái Sơn. Nghiên cứu hình thái lâm sàng và kết quả xét nghiệm để chẩn đoán viêm sụn vàn màng sụn vành tai. Đại học Y Hà Nội. 2012, 88.
10. Recinos A, Zahouani T, Marino C, Sitnitskaya Y. Auricular Perichondritis Complicating Helical Ear Piercing. Pdiatrics & Therapeutics. 2016. 6(4), 1-2. https://doi:10.4172/2161-0665.1000305.
11. Phạm Thị Bích Đào, Phạm Trần Anh. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiêm viêm sụn và màng sụn vành tai trên bênh nhân điều trị tại Bênh viện Tai Mũi Hong Trung ương. Tạp chí Y học dự phòng. 2016. 15(188), 196-203.