NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NẠO V.A QUÁ PHÁT BẰNG DAO CẮT HÚT LIÊN TỤC QUA NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN TRÊN 15 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Theo tiến trình phát triển thông thường, V.A phát triển to khi trẻ ở độ tuổi 6-10 tuổi và sau đó teo dần sau 15 tuổi. Việc V.A quá phát ở người trưởng thành thì không phổ biến, hay còn gọi là V.A tồn lưu. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc V.A quá phát ở người trên 15 tuổi. Một tỷ lệ nhỏ những bệnh nhân V.A quá phát này có thể chuyển sản thành mô ung thư. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nạo V.A quá phát bằng dao cắt hút liên tục qua nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn đoán V.A quá phát và được chỉ định nạo V.A bằng phương pháp cắt hút liên tục qua nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 102 trường hợp V.A quá phát (55 nam và 47 nữ), có độ tuổi từ 15-59 tuổi. Đa số bệnh nhân có V.A quá phát độ II với 60,8%. Triệu chứng hay gặp của các bệnh nhân là nghẹt mũi, chảy mũi sau, đau đầu, ù tai, nuốt vướng. Trong 102 bệnh nhân này chúng tôi có 51 trường hợp nạo V.A đơn thuần và 51 trường hợp nạo V.A phối hợp phẫu thuật khác (chỉnh hình vách ngăn/chỉnh hình cuốn mũi/mở xoang hàm,sàng/cắt amidan/vá nhĩ/tạo hình tai giữa/đặt ống thông khí). Kết luận: Sau phẫu thuật 3 tháng, hầu hết các triệu chứng cơ năng đều cải thiện so với trước mổ. Giải phẫu bệnh mô V.A ra lành tính 95,7%, 2,9% tổn thương lymphô biểu mô chưa loại trừ caricinoma và 1,4% carcinoma.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
V.A quá phát, nạo V.A, dao cắt hút liên tục, giải phẫu bệnh
Tài liệu tham khảo
2. Thái Thị Thùy Dung (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sau nạo V.A qua nội soi ở bệnh nhân có V.A tồn lưu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, Hội nghị Khoa học Tai Mũi Họng 2020.
3. Nguyễn Ngọc Phấn (2011), Viêm VA, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.7-13.
4. Al-Juboori A.N. (2014), “Adenoid Hypertrophy in Adults, a Rare Cause of Nasal Obstruction an Evaluation of 12 Cases”, International Journal of Clinical Medicine Research, pp.1-4.
5. Babu A.R., Shetty S., Bharathi M.B. (2016), “Evaluation and Management of Adult Patients with Bilateral Nasal TO AH using adenoidectomy”, International Journal of Contemporary Medical Research, pp.1674-1677
6. Khafagy Y.W., Mokbel K.M. (2011), "Choanal adenoid in adults with persistent nasal symptoms: endoscopic management to avoid misdiagnosis and unsuccessful surgeries". Eur Arch Otorhinolaryngol, 268 (11), pp.1589-1592
7. Mahmoud S.A. (2017), “Incidence of malignancy of nasopharyngeal swellings”, Sohag Medical Journal, pp.393-398.
8. Parikh S. R., Coronel M., Lee J. J., et al. (2006), “Validation of a new grading system for endoscopic examination of adenoid hypertrophy”, Otolaryngology–Head and Neck Surgery, pp.684-687.
9. Shetty S., Arror R., Bhandary S., et al. (2016), “Adult adenoid hypertrophy, is it persistent childhood adenoid hypertrophy”, Medical Journal of Dr D Y Patil University, pp.216-218.
10. Thimmappa T., Gangadhara K. (2019), “Adenoid hypertrophy in adults”, International Journal of Otorhinolaryngology and Head and Neck Surgery, pp.412.
11. Wang W.H., Lin Y.C., Weng H.H., et al. (2011), “Narrow-band imaging for diagnosing adenoid hypertrophy in adults: a simplified grading and histologic correlation”, Laryngoscope, pp.965-970.
12. Yildirim N., Sahan M., Karslioglu Y. (2008), “Adenoid hypertrophy in adults: clinical and morphological characteristics”, Journal of International Medical Research, pp.157-162.