KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA PHỤ NỮ SỬ DỤNG VÒNG NÂNG PESSARY CHO BỆNH SA TẠNG CHẬU TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lý Kim Ngân1,, Lâm Đức Tâm1, Võ Minh Tuấn2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sa tạng chậu là một bệnh phụ khoa phổ biến liên quan đến rối loạn chức năng cơ sàn chậu ở phụ nữ. Tỷ lệ sa tạng chậu chiếm khoảng 44% ở nữ và là mối quan tâm về sức khỏe của hàng triệu phụ nữ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, có nhiều phương pháp điều trị sa tạng chậu. Trong đó, đặt vòng nâng âm đạo là một lựa chọn điều trị bảo tồn và có thể được cân nhắc như điều trị đầu tay. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị sa tạng chậu bằng vòng nâng âm đạo dựa trên sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 37 bệnh nhân được chẩn đoán sa tạng chậu từ độ II trở lên theo tiêu chuẩn POP-Q và được điều trị bằng vòng nâng âm đạo. Đánh giá kết quả điều trị sau 1 tháng theo dõi bằng bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống theo thang điểm PFDI-20 và PFIQ-7. Kết quả: Điểm số PFDI-20 và PFIQ-7 của tất cả đối tượng nghiên cứu so với trước điều trị đều giảm đáng kể và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ cải thiện chất lượng cuộc sống sau 1 tháng theo dõi là 81,1% (CI95%: 70,0-90,0). Tác dụng ngoại ý sau đặt vòng nâng là tiết dịch âm đạo hôi chiếm 2,7%. Kết luận: Điều trị bảo tồn bệnh sa tạng chậu bằng phương pháp đặt vòng nâng âm đạo cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, đặc biệt trên những bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật, đang trì hoãn phẫu thuật hoặc mong muốn giữ lại tử cung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al-Shaikh G, Syed S, Osman S, et al. (2018), Pessary use in stress urinary incontinence: a review of advantages, complications, patient satisfaction, and quality of life, Int J Womens Health, 10, pp. 195-201.
2. Barber M. D, Walters M. D, Bump R. C. (2005), Short forms of two condition-specific quality-of-life questionnaires for women with pelvic floor disorders (PFDI-20 and PFIQ-7), Am J Obstet Gynecol, 193(1), pp. 103-113.
3. Cheung R. Y. K, Lee L. L. L, Chung T. K. H, et al. (2018), Predictors for dislodgment of vaginal pessary within one year in women with pelvic organ prolapse, Maturitas, 108, pp. 53-57.
4. Lương Thị Thanh Dung (2017), Tỉ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sa tạng chậu được điều trị bằng vòng nâng âm đạo tại Bệnh viện Từ Dũ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại Học Y Dược TP HCM.
5. Laganà A. S, La Rosa, V. L, Rapisarda, A. M. C (2017), Pelvic organ prolapse: the impact on quality of life and psychological well-being, Journal of Psychosomatic Obstetrics & Gynecology, 39(2), pp. 164–166.
6. Lamers B. H, Broekman B. M, Milani A. L. (2011), Pessary treatment for pelvic organ prolapse and health-related quality of life: a review, Int Urogynecol J, 22(6), pp. 637-644.
7. Manchana T, Bunyavejchevin, S. (2012), Impact on quality of life after ring pessary use for pelvic organ prolapse, International Urogynecology Journal, 23(7), pp. 873–877.
8. Martin Lasnel M, Mourgues J, Fauvet R, et al. (2020), Patient satisfaction and symptom changes in women using a pessary for pelvic organ prolapse, Prog Urol, 30(7), pp. 381-389.
9. Radnia N, Hajhashemi M, Eftekhar T, et al. (2019), Patient Satisfaction and Symptoms Improvement in Women Using a Vginal Pessary for The Treatment of Pelvic Organ Prolapse, J Med Life, 12(3), pp. 271-275.
10. Vasconcelos Camila. T. M, Gomes M. L. S, Geoffrion R., et al. (2020), Pessary evaluation for genital prolapse treatment: From acceptance to successful fitting, Neurourol Urodyn, 39(8), pp. 2344-2352.
11. Xuan Y, Friedman T, Dietz H. P. (2019), Does levator ani hiatal area configuration affect pelvic organ prolapse?, Ultrasound Obstet Gynecol, 54(1), pp. 124-127.