TÌNH HÌNH SỬ DỤNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP - BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2017-2020

Võ Quang Lộc Duyên1,, Huỳnh Thị Mỹ Duyên1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một bệnh mạn tính nguy hiểm với tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và tử vong đang gia tăng nhanh chóng. Trong các thuốc điều trị đái tháo đường nội trú thì  insulin đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Việc sử dụng insulin hợp lý, an toàn, hiệu quả là vấn đề cần quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm sử dụng insulin của bệnh nhân mắc đái tháo đường được điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 390 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2020. Kết quả: Insulin đơn trị liệu chiếm tỷ lệ 73,3%. Trong nhóm insulin phối hợp với thuốc uống, tỷ lệ phối hợp với Metformin + DPP4i là 13,1%. Insulin hỗn hợp được dùng nhiều nhất với tỷ lệ 77,5%. Tỷ lệ phác đồ insulin 2 mũi hỗn hợp là 95,9%. Liều insulin trung bình là 23,4 ± 10,6 UI/ngày. Có 6 lượt thay đổi phác đồ insulin trong quá trình điều trị. Tổng liều insulin của ngày đầu sử dụng phác đồ mới đa phần đều không bằng tổng liều insulin của ngày cuối phác đồ cũ, chiếm 83,4%. Kết luận: Việc lựa chọn sử dụng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường trong điều trị nội trú phù hợp với hướng dẫn điều trị trên thế giới và tình hình thực tế tại bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Tùng Hiệp (2014), Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đái tháo đường týp 2 tại Khoa nội tiết Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí y học TP.HCM, 18(3), tr 89-93.
2. Nguyễn Thanh Truyền (2019), Nghiên cứu tình hình kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú bằng insulin tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. American Diabetes Association (2019), “Standards of Medical Care in Diabetes - 2019", Diabetes Care, 42(1), pp. S1-S193.
4. Chentli F., Azzoug S. (2015), “Diabetes mellitus in elderly”, Indian journal of endocrinology and metabolism, 19(6), pp. 744.
5. Farshchi A., Aghili R. (2016), “Biphasic insulin Aspart 30 vs. NPH plus regular human insulin in type 2 diabetes patients; a cost-effectiveness study”, BMC endocrine disorders, 16(1), pp. 1-9.
6. Frid A. H., Hirsch L. J. (2016), “Worldwide injection technique questionnaire study: population parameters and injection practices”, Mayo Clinic Proceedings, 91(9), pp. 1212-1223.
7. International Diabetes Federation (2019), IDF Diabetes Atlas: Ninth edition, pp. 1-168.
8. Kautzky‐Willer A., Kosi L., (2016), “Gender‐based differences in glycaemic control and hypoglycaemia prevalence in patients with type 2 diabetes: results from patient‐level pooled data of six randomized controlled trials”, Diabetes, obesity and metabolism, 17(6), pp. 533-540.
9. Kodner C., Anderson L. (2017), “Glucose management in hospitalized patients”, American family physician, 96(10), pp. 648-654.
10. Ong KY, YH Kwan (2015), “Prevalence of dysglycaemic events among inpatients with diabetes mellitus: a Singaporean perspective”, Singapore medical journal, 56(7), pp. 393-400.
11. Palta P., Huang E. S. (2017), “Hemoglobin A1c and mortality in older adults with and without diabetes: results from the National Health and Nutrition Examination Surveys (1988–2011)”, Diabetes Care, 40(4), pp. 453-460.
12. Schutta M. H. (2007), “Diabetes and hypertension: epidemiology of the relationship and pathophysiology of factors associated with these comorbid conditions”, Journal of the cardiometabolic syndrome, 2(2), pp. 124-130.
13. Therapeutic Research Center (2009), "How to switch insulin products", Pharmacist’s letter, 25, pp. 1- 4.
14. Umpierrez G. E., Pasquel F. J. (2017), “Management of inpatient hyperglycemia and diabetes in older adults”, Diabetes care, 40(4), pp. 509-517.
15. Vilsbøll T., Rosenstock J. (2010), “Efficacy and safety of sitagliptin when added to insulin therapy in patients with type 2 diabetes”, Diabetes, Obesity and Metabolism, 12(2), pp. 167-177.