TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 TRÊN BỆNH NHÂN SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021

Nguyễn Thị Huỳnh Mai1,, Đặng Duy Khánh2
1 Trường Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Điều trị đái tháo đường khi có tổn thương thận có ý nghĩa rất quan trọng nhằm duy trì, hoặc kéo dài thời gian sống của những bệnh nhân đã áp dụng biện pháp điều trị thay thế thận. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các loại thuốc điều trị và hiệu quả kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có suy giảm chức năng thận tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ tuýp 2 có suy giảm chức năng thận được điều trị tại khoa Nội tiết trong thời gian điều trị nội trú và 3 tháng sau xuất viện. Đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết qua tỷ lệ bệnh nhân đạt glucose huyết mục tiêu và HbA1c mục tiêu sau 3 tháng. Kết quả: Tổng số 225 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Insulin đơn trị liệu được sử dụng gần như toàn bộ với tỷ lệ là 95,02%. Thuốc uống đơn trị liệu là metformin được sử dụng với tỷ lệ 3,29%. Phối hợp thuốc uống giữa metformin với gliclazid hoặc acarbose chiếm 1,69%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sử dụng insulin ở bệnh thận mạn và bệnh thận cấp. Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ đạt glucose huyết mục tiêu là 40,44% và tỷ lệ đạt HbA1c mục tiêu là 52,00%, trong đó, nhóm bệnh thận mạn có tỷ lệ đạt mục tiêu kiểm soát kiểm soát đường huyết cao hơn nhóm bệnh thận cấp. Kết luận: Insulin đơn trị liệu là thuốc điều trị đái tháo đường chủ yếu của bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có suy giảm chức năng thận. Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ đạt glucose huyết mục tiêu là 40,44% và tỷ lệ đạt HbA1c mục tiêu là 52,00%. Nhóm bệnh thận mạn có tỷ lệ đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết cao hơn nhóm bệnh thận cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận - tiết niệu ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr.37-48.
2. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2 ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Nguyễn Thị Hồng Giang (2018), Phân tích tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị đái tháo đường tuýp 2 trên bệnh nhân có bệnh lý thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Luận văn thạc sỹ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Thị Bích Đào, (2014), Biến đổi tình trạng kháng insulin, giai đoạn tổn thương thận trước và sau điều trị bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận, Nội tiết và Đái tháo đường, số 13, tr.47-51.
5. Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Hồ Lan (2017), Khảo sát đặc điểm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện nội tiết Trung ương, Tạp chí Y dược học Quân sự. Số 6-2017, tr.55-62.
6. American Diabetes Association (2017), Standards of medical care in diabetes-2017: summary of revisions, Diabetes Care. 2017 Jan. 40 (Suppl 1) :S4-S5 PubMed PMID: 27979887.
7. Busch M., Lehmann T., et al. (2020), Antidiabetic Therapy and Rate of Severe Hypoglycaemia in Patients with Type 2 Diabetes and Chronic Kidney Disease of Different Stages – A Follow-up Analysis of Health Insurance Data from Germany, Thieme.
8. Kajiwara A., Kita A., Saruwatari J., et al. (2016), Sex differences in the renal function decline of patients with type 2 diabetes, J Diabetes Res. 2016:4626382.
9. Lee M.Y., Huang J.C., Chen S.C, et al. (2018), Association of HbA1C Variability and Renal Progression in Patients with Type 2 Diabetes with Chronic Kidney Disease Stages 3-4, Int. J. Mol. Sci. 19, pp.4116.
10. Lu J., Zhao W., Chen T., et al. (2020), Influence of guideline adherence and parameter control on the clinical outcomes in patients with diabetic nephropathy, BMJ Open Diab Res Care. 8(e001166).
11. Majumder A., Chaudhuri S.R., Sanyal D., (2019), A Retrospective Observational Study of Insulin Glargine in Type 2 Diabetic Patients with Advanced Chronic Kidney Disease, Cureus. 11(11), pp.e6191.
12. Nephrology, International Society of (2020), KDIGO 2020 Clinical Practice Guideline for Diabetes Management in Chronic Kidney Disease. 98(4S), pp.S1-S115.
13. Nephrology, International Society of (2012), KDIGO Clinical guideline for acute kidney injury, Kidney International, supplement 2, pp.13-138.
14. Rhee J.J., Han J., Montez-Rath M.E., et al. (2019), Antidiabetic medication use in patients with type 2 diabetes and chronic kidney disease, Journal of Diabetes and its Complications. 33(11).
15. Wu B., Bell K., et al. (2016), Understanding CKD among patients with T2DM: prevalence, temporal trends, and treatment patterns - NHANES 2007-2012, BMJ Open Diabetes Research and Care. 4, pp.e000154.