TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Ở NGƯỜI DÂN TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG NĂM 2020 - 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong bốn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới vào năm 2020. BPTNMT được xếp hạng thứ tám trong các nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật được đo bằng số năm sống bị mất đi do tàn tật, bệnh tật vào năm 2015. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh BPTNMT ở người dân từ 40 tuổi trở lên tại Thành phố Sóc Trăng năm 2020 – 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1149 người dân từ 40 tuổi trở lên tại Thành phố Sóc Trăng từ 5/2020-1/2021. Kết quả: Tỷ lệ người dân từ 40 tuổi trở lên mắc bệnh BPTNMT là 5,2%. Một số yếu tố liên quan đến mắc BPTNMT là: hút thuốc lá: tỷ lệ mắc BPTNMT ở nhóm người có hút thuốc lá từ 20 G-N cao hơn gấp 361,8 lần (KTC 95%: 28,9-4522,8) so với nhóm người không hút thuốc lá; tiếp xúc với khói bếp: tỷ lệ mắc BPTNMT ở nhóm người tiếp xúc với khói bếp thời gian dài (>10 năm) cao hơn 112,6 lần (KTC 95%: 19,3-655,9) so với nhóm không tiếp xúc. Kết luận: Tỷ lệ mắc BPTNMT ở người dân từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Sóc Trăng đang ở mức cao. Ngành y tế cần tăng cường các biện pháp phát hiện và điều trị cho bệnh nhân mắc BPTNMT tại địa phương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh phổi tắc nghiễn mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2018), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”, Nhà xuất bản Y Học, tr.13-29.
3. Bùi Khắc Hiệp và cộng sự (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chỉ định ghép phổi tại bệnh viện Quân Y 103”, Tạp Chí Y - Dược Học Quân Sự Số 9-2019, tr.93-97. 4. Hội Lao Và Bệnh Phổi Việt Nam (2017), Đợt Cấp Copd: Thực trạng và khuyến cáo ở VN.
5. Phan Thu Hương và cộng sự (2009), “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang”, Tạp Chí Y Học Thực Hành (694), Số 12/2009, tr.12-16.
6. Nguyễn Đức Thọ (218), “Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại xã Kiến Thiết Và Kiền Bái, Thành Phố Hải Phòng Năm 2014 - 2016”, Luận văn tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Tế Cộng Cộng, trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
7. Fatih Bağcıer et al. (2019), “Prevalence and risk factors of osteoporosis in men with chronic obstructive pulmonary disease in Kars Province”, Turk J Osteoporos 2019;25: 99-104.
8. Gold (2020), “Global strategy for diagnosis, management and prevention of chronic obstructive pulmonary disease”, 2020 Report.
9. Ipsita Sutradhar et al. (2019), “Prevalence and risk factors of chronic obstructive pulmonary disease in bangladesh: a systematic review”, Cureus 11(1): E3970.
10. Johannessen A et al. (2005), “Implications of reversibility testing on prevalence and risk factors for chronic obstructive pulmonary disease: a community study”, Thorax 2005; 60:842–847.