NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỒNG THỜI DƯ LƯỢNG SALBUTAMOL, RACTOPAMINE, CLENBUTEROL TRONG THỊT GIA SÚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP LC-MS/MS
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, việc xây dựng phương pháp phân tích để kiểm soát các chất salbutamol, ractopamine, clenbuterol có trong mẫu thịt gia súc với độ chọn lọc, độ nhạy và độ chính xác cao là vấn đề rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng, thẩm định quy trình phân tích đồng thời salbutamol, ractopamine, clenbuterol có trong mẫu thịt heo, bò bằng phương pháp LC-MS/MS theo hướng dẫn EC-657/2002, AOAC 2002; ứng dụng quy trình đã thẩm định để phân tích các mẫu thịt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: chất chuẩn salbutamol, ractopamine, clenbuterol, mẫu thịt heo, bò tại tỉnh Kiên Giang, xây dựng quy trình định lượng salbutamol, ractopamine, clenbuterol bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép hai lần khối phổ. Kết quả: các thông số khối phổ thích hợp xác định phân mảnh salbutamol (240,09 → 148,04), ractopamine (302,14 → 164,15), clenbuterol (277,05 → 203,02); thông số sắc ký: cột Algilent Elipse Plus C18 (4,6 x 150 mm; 3,5 µm), chương trình rửa giải gradient, tốc độ dòng 0,8 mL/phút, thể tích tiêm 10 μL, thời gian tiêm mẫu 8 phút. Phương pháp được thẩm định với khoảng tuyến tính 0,5 - 40 ppb với R2 > 0,99, độ thu hồi (87,7 – 104,4 %), độ chính xác liên ngày (RSD < 6,4 %) tốt, giá trị LOD và LOQ lần lượt là 0,0001 - 0,005 ppb và 0,0004 - 0,020 ppb. Kết quả phân tích 10 mẫu thịt bò thị trường, có 04 mẫu tìm thấy dư lượng của salbutamol nhưng dưới 0,5 ppb. Kết luận: đã phát triển quy trình phân tích có tính chọn lọc, độ nhạy, chính xác cao để định lượng đồng thời salbutamol, ractopamine, clenbuterol trên nền mẫu thịt gia súc với kết quả phân tích trên 10 mẫu thịt bò thị trường phát hiện có 04 mẫu tìm thấy dư lượng salbutamol.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Salbutamol, ractopamine, clenbuterol, thịt heo, bò, LC-MS/MS
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hương Giang (2017), “Xây dựng quy trình xác định β2-agonist trong thịt, gan, thận heo bằng phương pháp quechers kết hợp với UPLC-MS/MS”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 55 (5A), 202-210.
3. Trần Nguyễn An Sa, Nguyễn Trang Vi Hậu (2017),“Xác định salbutamol trong mẫu thịt bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS)”, Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm, 12 (1), 73-80.
4. AOAC Guidelines (2002), Guidelines for Single Laboratory Validation of Chemical Methods for Dietary Supplements and Botanicals, 2002.
5. Bush, A., & Frey, U. (2016), Safety of long-acting beta-agonists in children with asthma.
6. European Union (2002),2002/657/EC-Commission decision of 12 August 2002 implementing Council Directive 96/23/EC concerning the performance of analytical methods and the interpretation of results.
7. Li, C., Li, J., Jiang, W., Zhang, S., Shen, J., Wen, K., & Wang, Z. (2015). Development and application of a gel-based immunoassay for the rapid screening of salbutamol and ractopamine residues in pork. Journal of agricultural and food chemistry, 63(48), 10556-10561