ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ 4 THUỐC CÓ BISMUTH TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020 - 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng. Phác đồ 4 thuốc có Bismuth được khuyến cáo chọn lựa đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori ở vùng có tỷ lệ đề kháng clarithromycin cao. Hiện tại ở Đồng bằng sông Cửu Long có rất ít nghiên cứu về kết quả của phác đồ này, đặc biệt tại thành phố Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori (HP). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nội, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 05/2020 đến 05/2021. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét dạ dày - tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori và được điều trị phác đồ 4 thuốc có Bismuth (RBMT) trong 14 ngày. Trong vòng 4-8 tuần sau khi ngưng điều trị, tình trạng còn nhiễm HP được kiểm tra lại bằng urease test nhanh hoặc C13 urea-breath. Kết quả: Tỷ lệ tiệt trừ thành công HP là 94,7%, thất bại là 5,3%. Tỷ lệ tiệt trừ HP thành công ở nhóm dưới 40 tuổi, 40-59 tuổi và ≥ 60 tuổi tương ứng là 100%, 96,3% và 72,7%. Sự khác biệt tỷ lệ tiệt trừ HP ở ba nhóm này có ý nghĩa thống kê (p=0,004).Tác dụng phụ chiếm 16%. Các phản ứng phụ thường gặp buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy. Kết luận: Phác đồ 4 thuốc có Bismuth có tỷ lệ tiệt trừ HP rất cao. Tác dụng phụ ít gặp nhưng không nghiêm trọng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phác đồ 4 thuốc có Bismuth, tiệt trừ, nhiễm Helicobacter pylori
Tài liệu tham khảo
2. Lương Quốc Hùng, Phạm Văn Lình, Kha Hữu Nhân (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 20, tr.22-28.
3. Trần Văn Huy (2019), Nghiên cứu kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori bằng phác đồ bốn thuốc có Bismuth cải tiến RBMA 14 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 9(2), tr.28-32.
4. Trần Văn Huy, Nguyễn Thị Minh Triều (2016), Nghiên cứu kết quả điều trị của phác đồ
RBTM ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori dương tính, Tạp chí Y Dược học, 6(3), tr.31-35.
5. Nguyễn Thanh Liêm (2020), Ảnh hưởng của kiểu gen CYP2C19 đến tỷ lệ tiệt trừ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân loét tá tràng bằng phác đồ bốn thuốc Rabeprazol, Bismuth, Tetracycline và Tinidazole, Tạp chí Y - Dược quân sự, (3), tr.10-14.
6. Vũ Diễm My, Hoàng Thị Phương Chi, Bùi Hữu Hoàng, Đỗ Thị Thanh Thủy (2016), Khảo sát kiểu gen Cytochrome P450 3A4 Subtype 1B (CYP3A4*1B) trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 20(1), tr.319-323.
7. Bùi Chí Nam, Nguyễn Thị Cẩm Tú (2016), Đánh giá hiệu quả điều trị diệt Helicobacter pylori bằng phác đồ PCA, PTMB, PLA, Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, 9(45), tr.2851-2854.
8. Trần Thị Khánh Tường,Vũ Quốc Bảo (2017), Hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori, Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, 7(3), tr.29-34.
9. Bang Chang Seok, Lim Hyun, et al. (2020), Amoxicillin or tetracycline in bismuthcontaining quadruple therapy as first-line treatment for Helicobacter pylori infection, Gut Microbes,11(5), pp.1314-1323.
10. Eisig Jaime Natan, Rodriguez Tomás Navarro, et al. (2015), Standard Triple Therapy versus Sequential Therapy in Helicobacter pylori Eradication: A Double-Blind, Randomized, and Controlled Trial, Gastroenterol Res Pract, 2015, pp.1-5.
11. Kim So Jeong, Chung Jun - Wong, et al. (2019), Two-week bismuth-containing quadruple therapy and concomitant therapy are effective first-line treatments for Helicobacter pylori eradication: A prospective open-label randomized trial, World J Gastroenterol, 25(46), pp.6790-6798.
12. Yan Tian - Lian, Gao Jian - Guo, et al. (2020), Current status of Helicobacter pylori eradication and risk factors for eradication failure, World J Gastroenterol, 26(32), pp.4846-4856.