TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 AN TOÀN, HỢP LÝ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU NĂM 2020

Nguyễn Quốc Hùng1,, Phan Hữu Hên2, Nguyễn Thị Hạnh3, Trần Trúc Linh4
1 Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Trường Đại học Tây Đô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng nghiêm trọng và đang gia tăng mạnh mẽ ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2; 2) Xác định tỷ lệ kê đơn thuốc an toàn, hợp lý theo hướng dẫn Bộ Y tế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 đơn thuốc ngoại trú điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại khoa khám bệnh – Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu trong năm 2020, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Đơn thuốc có sử dụng metformin 850mg chiếm 92,5%; metformin 750mg chiếm 3,0%; metformin+glibenclazid 500mg/2,5mg là 4,5%. Metformin đơn trị là 11,0%, metformin+gliclazid là 79,0%; metformin+glimepizid là 6,8% và metformin+glipizide là 3,2%. Đơn thuốc an toàn, hợp lý chung là 86,8%; tỷ lệ đơn thuốc chỉ định thuốc hợp lý là 100%; số lần dùng/ngày hợp lý là 100%; liều dùng/ngày hợp lý 99,5%; thời điểm dùng thuốc trong ngày hợp lý là 96,8%; thời điểm dùng thuốc so với bữa ăn hợp lý 96,3%; đơn thuốc không có tương tác là 87,8%. Kết luận: metformin+gliclazid chiếm tỷ lệ 79,0%; đơn thuốc an toàn hợp lý chung 86,8%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2.
2. 10. Dậu Xuân Cảnh (2017), Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 456, Số 1, tháng 7, pp.114-118.
3. Trần Thanh Huy (2016), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang năm 2016, Luận văn chuyên khoa cấp 1, Trường đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
4. Huỳnh Huy (2020), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc và đánh giá kết quả kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019- 2020, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Trường đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
5. Trịnh Kiến Nhụy (2018), Khảo sát hiệu quả điều trị đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Công Thục (2016), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Luận án Dược sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
7. Atlas IDF Diabetes (2017), Brussels, Belgium: international diabetes federation; 2013, International Diabetes Federation (IDF), pp. 147.
8. Ikäheimo Ilona et al. (2019), Clinically relevant drug-drug interactions and the risk for drug adverse effects among home-dwelling older persons with and without type 2 diabetes, Journal of Clinical Pharmacy and Therapeutics. 44 (5), pp. 735-741.
9. Mathers Colin D. , Loncar Dejan (2006), Projections of global mortality and burden of disease from 2002 to 2030, PLoS medicine. 3 (11), pp. e442-e442.
10. Nguyen Tuan T. , Hoang Minh V. (2018), Non-communicable diseases, food and nutrition in Vietnam from 1975 to 2015: the burden and national response, Asia Pacific journal of clinical nutrition. 27 (1), pp. 19-28.
11. Organization World Health (2015), STEPwise approach to surveillance (STEPS) 2015.
12. WHO (2016), Global report on diabetes, World Health Organization.