KHẢO SÁT TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở THAI PHỤ ĐẾN KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN – NHI ĐÀ NẴNG

Bùi Chung Thủy1, Hồ Thị Tuyết Thu2, Huỳnh Thị Ngọc Ánh2, Lê Thị Thúy2,
1 Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi như sẩy thai, thai chết lưu, mẹ tăng huyết áp, con sinh ra hạ canxi máu. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan với đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 600 phụ nữ mang thai có tuổi thai từ tuần 24 đến tuần 28 đến khám thai. Thông tin bệnh nhân và kết quả xét nghiệm được thu thập thông qua phiếu nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ có thai là 15,8%. Có mối liên quan giữa ĐTĐ thai kỳ với tuổi thai, BMI của thai phụ trước khi mang thai, phụ nữ có tiền sử sẩy thai, thai chết lưu và cân nặng của trẻ trong các lần sinh trước (p < 0,05). Kết luận: Nên tiến hành khám tầm soát đái tháo đường thai kỳ cho tất cả thai phụ 24-28 tuần tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Ngọc Duyên (2019), “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ Sản nhi Cà Mau”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 23, số 2.
2. Nguyễn Thị Lệ Hằng và cộng sự (2016), “Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện An Bình”, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 20, Số 5.
3. Vũ Bích Nga (2009), Nghiên cứu ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị, Luận án tiến sỹ Y học, Chuyên ngành Nội - Nội tiết, Trường Đại hoc Y Hà Nội.
4. Bùi Thị Phương Nga, Lê Phạm Hoa Sơn Trà (2019), “Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan của đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Long An”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23(2).
5. Lê Thị Minh Phú (2014), Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại khoa Sản bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 51-70.
6. American Diabetes Association: “Management of diabetes in pregnancy”: Standards of Medical Care in Diabetes – 2020, 43(Suppl. 1):S183-S192.
7. American College of Obstetricians and Gynecologists (2011), “ACOG committeeon obstetric practice No. 504: Screening and diagnostic of gestational diabetes mellitus”, Obstet Gynecol, 118, pp. 751-753
8. ADA (2017), “Diagnosis and classification of Diabetes Mellitus”, Diabetes Care, 40(1), pp. 24-26.
9. Chandana M. Puttaraju, Madhu M. Shankaregowda (2016), “Prevalence of Gestational Diabetes Mellitus and Associated Risk Factors at a Tertiary Care Hospital in Karnataka”, Indian Journal of Obstetrics and Gynecology.
10. Nezami N, et al. (2010), “Lovastatin raises serum osteoprotegerin level in people with typ 2 diabetic nephropathy”, ClinBiochem, 43(16), 1294-9.