KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

Hoàng Thị Minh Hòa1,, Nguyễn Thị Đoan Trinh1, Nguyễn Phan Uyển Nhi1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Viêm phổi do vi khuẩn là một gánh nặng cho y tế, đặc biệt là trên các bệnh nhân phải nhập viện. Vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng tăng cao và trở thành một vấn đề rất đáng báo động tại các cơ sở y tế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các chủng vi khuẩn phân lập được từ người bệnh viêm phổi tại Bệnh viện C Đà Nẵng và khảo sát tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 89 chủng vi khuẩn phân lập được từ những bệnh nhân bị viêm phổi tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Các chủng vi khuẩn gây viêm phổi được nuôi cấy định danh và phát hiện kháng kháng sinh bằng kỹ thuật Kirby-Bauer. Kết quả: Trong 89 chủng vi khuẩn phân lập được, vi khuẩn Gram âm chiếm 93%; vi khuẩn Gram dương chiếm 7%. Pseudomonas aeruginosa đề kháng trên 30% với các kháng sinh nhóm A và B. Acinetobacter baumannii đề kháng trên 80% các kháng sinh trong nhóm aminoglycoside, nhóm cephalosporin và nhóm carbapenem. Klebsiella pneumoniae sinh ESBL với tỷ lệ 70,83%. Tỷ lệ MRSA của các chủng Staphylococcus aureus là 100%, vi khuẩn đề kháng hoàn toàn với hầu hết kháng sinh nhóm A nhưng nhạy cảm với vancomycin và linezolid. Kết luận: Tác nhân gây viêm phổi thường gặp là các vi khuẩn Gram âm, các chủng vi khuẩn đều đề kháng tương đối cao với các kháng sinh khảo sát.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Hướng dẫn thực hành Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, 1539/QĐ-BYT.
2. Hoàng Doãn Cảnh, Vũ Lê Ngọc Lan và cộng sự (2014), “Tình hình kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa phân lập được trên bệnh phẩm tại viện Pasteur, Tp. Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh, 61, tr. 156-163.
3. Lê Bảo Huy, Nguyễn Đức Công (2022), “Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi cộng đồng do Klebsiella pneumoniae sinh ESBL tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Việt Nam, 517(2), tr.183-189.
4. Nguyễn Vĩnh Nghi, Trương Văn Hội và cộng sự, (2017), “Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017”, Tạp chí thời sự Y học, 12, tr. 40-46.
5. Lê Quang Phương, Nguyễn Minh Lực (2020), “Đặc điểm hình ảnh nội soi phế quản và nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện của bệnh nhân thở máy điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Hữu Nghị”, Tạp chí Y học Việt Nam, 498(1), tr.174-178.
6. Phạm Hùng Vân, Nguyễn Văn Thành và cộng sự (2018), “Tác nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng phải nhập viện – kết quả nghiên cứu REAL 2016-2017”, Thời sự y học, 3, tr. 51-63.
7. Bing Liu, Huahua Yi et al. (2019), “Antimicrobial resistance and risk factors for mortality of pneumonia caused by Klebsiella pneumoniae among diabetics: a retrospective study conducted in Shanghai, China”, Infection and Drug Resistance, 12, pp. 1089-1098.
8. Yogandree Ramsamy, Sabiha Y Essack et al. (2018), “Antibiotic resistance trends of ESKAPE pathogens in Kwazulu-Natal, South Africa: A five-year retrospective analysis”, African Journal of Laboratory Medicine, 7, pp.1-8.
9. Helio S Sader, Mariana Castanheira et al. (2018), “Frequency and antimicrobial susceptibility of Gram-negative bacteria isolated from patients with pneumonia hospitalized in ICU of US medical centres (2015-17)”, Journal of antimicrobial chemotherapy, 73, pp. 3053-3059.
10. Astrid Pérez, Eva Gato et al. (2019), “High incidence of MDR and XDR Pseudomonas aeruginosa isolates obtained from patients with ventilator-associated pneumonia in Greece, Italy and Spain as part of the Magicbullet clinical trial”, Journal antimicrobial chemotherapy, 74, pp. 1244-1252.