ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ HỌC TRỰC TUYẾN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG

Huỳnh Thị Ly1,, Nguyễn Thị Ân Nhân1, Đinh Thị Thế1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Nền tảng học tập trực tuyến đã trở nên quan trọng trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, hình thức này không phải lúc nào cũng được triển khai thành công bởi chịu tác động đáng kể của sự sẵn sàng tiếp nhận và thái độ của sinh viên đối với mô hình học tập mới. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thái độ học trực tuyến và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 389 sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi Scale to Measure Student Attitudes Towards E-learning – SMATE để đánh giá thái độ học trực tuyến của sinh viên. Kết quả: Điểm trung bình về thái độ học trực tuyến của sinh viên đạt mức trung bình (127,8±10,2). Năm học của sinh viên và chất lượng dịch vụ internet có mối liên quan với thái độ học trực tuyến của sinh viên (p<0,05), tuy nhiên mối tương quan giữa thái độ của sinh viên với năm học hiện tại của sinh viên và chất lượng dịch vụ internet là yếu, hệ số tương quan lần lượt là r =-0,126 và r =0,139. Kết luận: Sinh viên có thái độ mức trung bình đối với học trực tuyến. Cần có các biện pháp cải thiện hệ thống học trực tuyến giúp nâng cao thái độ học trực tuyến của sinh viên. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Hải Đăng (2020), “Vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong việc phát triển E-Learning nhằm thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời tại Việt Nam.”, PROCEEDINGS, 15(1).
2. Lương Hải Đình và cộng sự (2020), “Nhận thức và thái độ của sinh viên đối với việc học tập thông qua các công cụ hội nghị trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, Tạp chí Giáo dục, 480, tr. 60-64.
3. Adewole-Odeshi, Egbe (2014), “Attitude of students towards E-learning in South-West Nigerian universities: an application of technology acceptance model”, Library Philosophy and Practice (e-journal), 1035.
4. Al-Musaw, Nu'man M. (2014), “Development and validation of a scale to measure student attitudes towards e-learning”, Journal of Teaching and Teacher Education, 2(1), pp. 1-12.
5. Huynh, Roy (2017), “The role of E-learning in medical education”, Academic Medicine, 92(4), pp. 430.
6. Hvalič-Touzery, S., and B. Lobe. (2015), “Attitudes towards e‐learning among Slovenian nursing students: the case of the Faculty of Health Care Jesenice”, Impact Journal, pp. 1-14.
7. Kumari, Warrior, and Kaur. (2022), “Attitude towards E-Learning among College Students”, International Journal of Research in Engineering and Science, 10(6), pp.541-544.
8. Sezer, Baris. (2016), “Faculty of medicine students' attitudes towards electronic learning and their opinion for an example of distance learning application”, Computers in Human Behavior, 55, pp. 932-939.
9. Thapa, Pratima, Suman Lata Bhandari, and Sharada Pathak. (2021), “Nursing students’ attitude on the practice of e-learning: A cross-sectional survey amid COVID-19 in Nepal”, PloS One, 16(6), e0253651.
10. Warnecke, Emma, and Skyler Pearson. (2011), “Medical students' perceptions of using elearning to enhance the acquisition of consulting skills”, The Australasian Medical Journal, 4(6), pp. 300-307.