NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY BA CHẠC (EUODIA LEPTA (SPRENG.) MERR., HỌ CAM (RUTACEAE)) THU HÁI TẠI ĐÀ NẴNG

Huỳnh Minh Đạo1,, Nguyễn Thị Ngọc Bích1, Nguyễn Thị Thúy Liểu1, Trịnh Thị Quỳnh1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cây Ba chạc là thường được dùng để giảm đau nhức gân xương, trị phong thấp, lở ngứa… Nhưng chưa có dữ liệu nghiên cứu loài này tại Đà Nẵng. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích đặc điểm hình thái, hiển vi, thành phần hoá học và tinh dầu cây Ba chạc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Loài Ba chạc thu hái tại Đà Nẵng; phân tích, mô tả, chụp hình các đặc điểm hình thái, giải phẫu của rễ, thân và lá. Xác định tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái; dùng phản ứng đặc trưng khảo sát thành phần hoá học; tinh dầu được định lượng bằng phương pháp cất kéo hơi nước và phân tích bằng GC/MS. Kết quả: Lá và rễ có chứa alkaloid, tinh dầu, flavonoid, coumarin, saponin, steroid, acid hữu cơ, đường khử, tinh bột... Hàm lượng tinh dầu trong lá Ba chạc là 0,097% (v/w) với 40 hợp chất được xác định (99,06%), với thành phần chính là βcitronellal (16,73%), β-citronellol (13,93%), D-Limonene (12,12%). Kết luận: Các đặc điểm hình thái và giải phẫu của Ba Chạc đã được mô tả và minh họa chi tiết bằng hình ảnh giúp nhận định loài; xác định được thành phần hóa học trong lá, rễ Ba chạc và thành phần chính có trong tinh dầu.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thu Hà (2009), Chi Dấu dầu – Euodia thuộc họ Cam – Rutaceae ở Việt Nam, Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, tr. 98-101
2. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, Tập 2, NXB Trẻ.
3. Hội đồng Dược điển (2018), Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ 5, NXB Y học.
4. Trần Hùng (2016), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Bộ môn Dược liệu – Khoa Dược – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Đình Thắng, và cộng sự (2007), Thành phần hoá học của rễ cây Ba chạc (Evodia lepta (Spreng) Merr.) ở Việt Nam, Tạp chí phân tích Lý Hoá Sinh, 8(3), tr.23-28.
6. Phan Xuân Thiệu, Hồ Đình Quang (2007), Một số dẫn liệu về tinh dầu lá và quả cây Ba chạc Evodia lepta (Spreng) Merr. ở Quỳ Châu, Nghệ An, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 2, tr.116-118.
7. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB. Nông nghiệp
8. Kamperdick C., Van N.H., Sung T.V., Adam G. (1997), Benzopyrans from Melicope ptelefolia leaves, Phytochemistry, 45(5), pp.1049-1056
9. Kamperdick C., Van N.H., Sung T.V., Adam G. (1999), Bisquinolinone alkaloids from Melicope ptelefolia, Phytochemistry, 50(1), pp.177-181.
10. Li G.L., Zeng J.F., Zhu D.Y. (1997), Chromans from Evodia lepta, Phytochemistry, 47 (1), pp.101-104.
11. Tran et al. (2015), Composition of essential oils from Euodia lepta (Spreng.) Merr and Euodia calophylla Guill., grown in Vietnam, Boletin Latinoamericano y del Caribe de Plantas Medicinales y Aromaticas, 14(1), pp.60-66
12. Yang K (2014), Composition and repellency of the essential oils of Evodia calcicola Chun ex Huang and Evodia trichotoma (Lour.) Pierre against three stored product insects, Journal of Oleo Science, 63(11), pp.1169-1176.