ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG TỔN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Hiếu Nhân1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương bụng kín (CTBK) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm dân số trẻ, những tổn thương do CTBK còn làm gia tăng chi phí điều trị và phục hồi chức năng cho gia đình và xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ tổn thương các tạng ở bệnh nhân chấn thương bụng kín được điều trị phẫu thuật và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh nhân chấn thương bụng kín. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 100 bệnh nhân chấn thương bụng kín có tổn thương tạng, được điều trị phẫu thuật (bao gồm mổ mở, mổ nội soi hoặc mổ nội soi chuyển mổ mở) tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 8 năm 2019. Một số dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả phẫu thuật và biến chứng sau phẫu thuật đều được ghi lại và đánh giá. Kết quả: Có tổng cộng 150 tổn thương tạng ở 100 bệnh nhân, trong đó lách và gan chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổn thương tạng đặc. Ruột non chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổn thương ở tạng rỗng. Phẫu thuật nội soi thực hiện thành công ở 23 bệnh nhân, chuyển mổ mở 38 bệnh nhân. Biến chứng xảy ra ở 11 bệnh nhân, trong đó nhiều nhất là nhiễm trùng vết mổ. Thời gian nằm viện trung bình là: 10,42±4.23 ngày (1-30 ngày). Có 4 bệnh nhân tử vong, trong đó 1 bệnh nhân tử vong trong ngày sau phẫu thuật do sốc nặng không hồi phục. Kết luận: Chấn thương bụng kín là tổn thương nặng, nguyên nhân thường do tai nạn giao thông. Tổn thương tạng rỗng ở những BN được điều trị phẫu thuật cao hơn tạng đặc. CT scan, siêu âm giúp nhiều trong đánh giá bệnh nhân để quyết định phương thức điều trị. Tử vong vẫn còn cao, thường do tình trạng nặng của thương tổn do chấn thương gây ra.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hữu Thiện Chí, Phan Đương, Nguyễn Minh Hải, Bùi Văn Ninh (2004), “Tổng quan về chẩn đoán và kết quả điều trị chấn thương và vết thương tá – tụy”, Y Học TP Hồ Chí Minh, 8(3), tr 1-8.
2. Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Phước Hưng (2015), “Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị cấp cứu chấn thương và vết thương bụng”, Tạp chí phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, (5), tr 74-83.
3. Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Bá Nhuận, Võ Tấn Long và cs (2007), “Tổng kết kinh nghiệm xử trí 195 trường hợp chấn thương và vết thương tá tràng trong 27 năm tại BV Chợ Rẫy”, Y Học TP Hồ Chí Minh, 11(1), tr 80-96.
4. Nguyễn Ngọc Diệp (2017), “Kết quả điều trị phẫu thuật vỡ gan chấn thương”, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường ĐHYD TP. Hồ Chí Minh.
5. Dương Trọng Hiền, Trần Bình Giang (2013), “Thăm dò ổ bụng bằng nội soi trong cấp cứu bụng ngoại khoa”, Bài giảng phẫu thuật nội soi cơ bản, Nhà xuất bản Y học, tr 129138.
6. Lê Tư Hoàng (2009), "Nghiên cứu ứng dụng nội soi ổ bụng trong chẩn đoán và điều trị chấn thương bụng kín", Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Lê Tư Hoàng, Phạm Trung Hiếu (2016), “Chẩn đoán và điều trị chấn thương bụng kín ở bệnh nhân có chấn thương sọ não”, Hội nghị khoa học ngoại khoa và phẫu thuật nội soi toàn quốc 2016, tr 71.
8. Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Nhật Huy, Trần Bình Giang (2012), “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong chỉ định và điều trị không mổ chấn thương gan”, Ngoại khoa số đặc biệt 1,2,3/2012-Hội nghị Khoa học Ngoại khoa toàn quốc lần thứ 14, tr 85-95.
9. Phạm Vũ Hùng, Nguyễn Đức Tiến và cs (2012), “Nghiên cứu chỉ định điều trị bảo tồn không mổ vỡ lách do chấn thương tại Bệnh viện Việt-Đức (2006-2011)”, Ngoại khoa số đặc biệt 1,2,3/2012-Hội nghị Khoa học Ngoại khoa toàn quốc lần thứ 14, tr 56-63.
10. Nguyễn Văn Hương, Nguyễn Văn Liễu, Đoàn Thị Phương Lý (2009), “Đặc điểm hình ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính trên 66 bệnh nhân tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín”, Y học thực hành, 682 - 683, Bộ Y tế, tr 204-208.
11. Khưu Vũ Lâm (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phân độ vỡ lách và đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật bảo tồn lách do chấn thương tại bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường ĐHYD Cần Thơ.
12. Abri B, Shams-Vahdati S, et al, (2016), “Blunt abdominal trauma and organ damage and its prognosis”, J Anal Res Clin Med, 4(4), pp 228-232.
13. Morsi Mohamed, Wael Mansy, Yahia Zakaria (2015), “Use of laparoscopy in the management of abdominal trauma: a center experience”, Egyptian J Surgery, pp 11-16.
14. Viktor Justin, Abe Fingerhut, Selman Uranues, (2017), “Laparoscopy in Blunt Abdominal Trauma: for Whom? When? and Why?”, Curr Trauma Rep, 3, pp 43–50.