ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ĐANG KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Trần Thị Như Lê1,, Trần Nguyễn Anh Huy2, Nguyễn Văn Lâm1, Tạ Văn Trầm3, Nguyễn Ngọc Hằng3, Liêu Trường Khánh4, Lê Thị Gái1, Phạm Kiều Anh Thơ1, Lê Kim Nguyên1, Bùi Ngọc Niệm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu
3 Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang
4 Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm, loét dạ dày - tá tràng đứng hàng thứ 5 trong các nguyên nhân nhập viện tại Tỉnh Tiền Giang [9]. Khảo sát tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) và đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng có ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu quả hỗ trợ tích cực trong điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của H. pylori ở bệnh nhân viêm, loét dày - tá tràng bằng kỹ thuật E-test; Mô tả các yếu tố liên quan đến tình trạng đề kháng kháng sinh của H. pylori gây bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên các bệnh nhân viêm, loét dạ dày - tá tràng đang khám và điều trị tại tỉnh Tiền Giang 6/2020 đến tháng 6/2021. Bệnh nhân được xác định là nhiễm H. pylori khi có ít nhất 2 xét nghiệm nhuộm Gram, CLO test, nuôi cấy định danh dương tính. Kết quả: 96,6% kháng metronidazole, 94.8% kháng clarithromycin, 70,7% kháng tetracylin, 61,2% kháng levofloxacin và 53,4% kháng amoxcillin. Uống rượu là một yếu tố nguy cơ có liên quan đến đề kháng với các kháng sinh tetracyclin và clarithromycin (p<0,05). Tiền sử điều trị là yếu tố nguy cơ có liên quan đến đề kháng kháng sinh levofloxacin (p<0,05). Kết luận: Kháng thuốc là một vấn đề đáng lo ngại tại Tiền Giang. Bệnh nhân khi điều trị H. pylori cần hạn chế uống rượu vì sẽ làm tăng sự đề kháng kháng sinh clarithromycin và tetracylin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quý Châu (2018). Bệnh học nội khoa tập 2. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
2. Phạm Thị Ngọc Doanh (2019). Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin của helicobacter pylori bằng phương pháp pcr-rflp và kết quả điều trị của phác đồ nối tiếp cải tiến ra-rlt ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Trường Đại học Y Dược, Đai học Huế.
3. Đặng Ngọc Quý Huệ (2018). Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, levofloxacin của Helicobacter Pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phát đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
4. Đinh Cao Minh và Bùi Hữu Hoàng (2014). Đánh giá đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày- tá tràng đã điều trị tiệt trừ thất bại. Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, X(37), tr.2358-2366.
5. Đào Hữu Ngôi, Nguyễn Công Kiểm, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2010), Hiệu quả của phác đồ Omeprazole + Amoxicillin + Levofloxacin so với Omeprazole + Amoxicillin + Clarithromycin trong điều trị tiệt trừ Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm - loét dạ dày - tá tràng, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 14 (1), tr.184-189.
6. Nguyễn Đức Toàn (2012). Tình hình kháng sinh của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày và loét tá tràng. Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, VII(2), 1783-1789.
7. Nguyễn Hùng Vĩ và cs. (2015). Mô hình bệnh tật tỉnh Tiền Giang và yêu cầu đổi mới công tác chăm sóc cức khỏe cộng đồng. Sở Y Tế Tiền Giang, Tiền Giang.
8. Auttajaroon, J., Chotivitayatarakorn, P., Yamaoka, Y. & Vilaichone, R. K. (2019). CYP2C19 Genotype, CagA Genotype and Antibiotic Resistant Strain of Helicobacter pylori Infection.
Asian Pac J Cancer Prev, 20(4), pp.1243-1247.
9. Binh, T. T., Shiota, S., Nguyen, L. T., Ho, D. D., Hoang, H. H., Ta, L., et al. (2013). The incidence of primary antibiotic resistance of Helicobacter pylori in Vietnam. J Clin Gastroenterol, 47(3), pp.233-238.
10. Hooi, J. K. Y., Lai, W. Y., Ng, W. K., Suen, M. M. Y., Underwood, F. E., Tanyingoh, D., et al. (2017). Global Prevalence of Helicobacter pylori Infection: Systematic Review and MetaAnalysis. Gastroenterology, 153(2), pp.420-429.
11. Khien Vu Van, Thang Duong Minh, Hai Tran Manh và cs (2019), Management of AntibioticResistant Helicobacter pylori Infection: Perspectives from Vietnam, Gut and liver. 13 (5), pp.483-497.
12. Liu, D. S., Wang, Y. H., Zhu, Z. H., Zhang, S. H., Zhu, X., Wan, J. H., et al. (2019). Characteristics of Helicobacter pylori antibiotic resistance: data from four different populations. Antimicrob Resist Infect Control, 8, pp.192.
13. Miftahussurur, M., Fauzia, K. A., Nusi, I. A., Setiawan, P. B., Syam, A. F., Waskito, L. A., et al. (2020). E-test versus agar dilution for antibiotic susceptibility testing of Helicobacter pylori: a comparison study. BMC Res Notes, 13(1), pp.22.