ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG MŨI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2019 – 2021

Huỳnh Hùng Anh 1,, Lâm Chánh Thi2, Võ Thị Huỳnh Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương mũi là chấn thương thường gặp nhất trong các loại chấn thương ở vùng mặt ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới. Việc can thiệp sớm giúp hầu hết các trường hợp phục hồi và tránh được các biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chấn thương mũi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương mũi và điều trị bằng phương pháp nắn kín xương chính mũi (XCM) và phẫu thuật mổ hở nâng XCM từ tháng 2/2019 đến tháng 01/2021 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Sử dụng phương pháp tiến cứu mô tả, cắt ngang, có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Có 60 bệnh nhân (49 nam, 11 nữ, tuổi trung bình 29,8) bị chấn thương mũi được đưa vào nghiên cứu. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là chảy máu mũi, đau nhức và nghẹt mũi chiếm lần lượt các tỉ lệ 93,3%, 90% và 86,7%. Triệu chứng thực thể thường gặp nhất là máu chảy hoặc máu đọng cửa mũi trước với 95%. Về đặc điểm cận lâm sàng: trên phim cắt lớp vi tính mũi xoang, loại FI chiếm tỷ lệ cao nhất: 35%. Kết quả điều trị: Kết quả điều trị sau 1 tuần và 2 tuần đa phần đạt mức khá và tốt với tổng chiếm 98,3%. Kết luận: Nắn kín XCM vẫn là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp chấn thương mũi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tiêu Phương Lâm và Trần Thị Bích Liên (2014), Chỉnh hình biến dạng mũi do chấn thương, Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (1), tr. 181-192.
2. Trần Ngọc Tường Linh và Nguyễn Thị Ngọc Dung (2013), Khảo sát tình hình gãy xương chính mũi tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh, Y học TP. Hồ Chí Minh, 17 (1), tr. 72-78.
3. A. J. Ashoor & F. A. Alkhars (2000), Nasal bone fracture, Saudi Med J, 21 (5), pp. 471-474.
4. Y. Cil & E. Kahraman (2013), An analysis of 45 patients with pure nasal fractures, Ulus Travma Acil Cerrahi Derg, 19 (2), pp. 152-156.
5. M. Daniel & U. Raghavan (2005), Relation between epistaxis, external nasal deformity, and septal deviation following nasal trauma, Emerg Med J, 22 (11), pp. 778-779.
6. T. Hung, et al. (2007), Patient satisfaction after closed reduction of nasal fractures, Arch Facial Plast Surg, 9 (1), pp. 40-43.
7. C. M. Kang & D. G. Han (2017), Objective Outcomes of Closed Reduction According to the Type of Nasal Bone Fracture, Arch Craniofac Surg, 18 (1), pp. 30-36.
8. M. Muraoka & Y. Nakai (1998), Twenty years of statistics and observation of facial bone fracture, Acta Otolaryngol Suppl, 538, pp. 261-265.
9. Takenori Ogawa, et al. (2002), Clinical study and image diagnosis of nasal bone fracture, Jibi Inkoka Rinsho, 95 (1), pp. 51-61.
10. Paul Flint, et al. (2014), Cummings Otolaryngology, Elsevier Saunders, Philadelphia.
11. M. F. Stranc & G. A. Robertson (1979), A classification of injuries of the nasal skeleton, Ann Plast Surg, 2 (6), pp. 468-474.