NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐANG LỌC MÁU ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2019-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thuốc điều trị trên bệnh nhân lọc thận nhân tạo có thể tăng độc tính vì giảm thải trừ khi thận giảm chức năng, hoặc giảm tác dụng đáng kể khi bệnh nhân có lọc thận nhân tạo, hoặc xuất hiện những phản ứng có hại do dùng kèm những thuốc khác, do tích luỹ các chất chuyển hoá. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân lọc thận nhân tạo tại bệnh viện. Xác định tỷ lệ các loại thuốc được sử dụng trên bệnh nhân lọc thận nhân tạo tại bệnh viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 210 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân lọc thận nhân tạo tại bệnh viện Quân dân y tỉnh Đồng Tháp từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 06 năm 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Mẫu nghiên cứu với 210 bệnh nhân, tỷ lệ nam giới lọc thận nhân tạo trong nhiều hơn nữ giới 1,9 lần; 97,62% bệnh nhân bị thiếu máu, 87,62% bệnh nhân tăng huyết áp…; 74,81% bệnh nhân lọc thận nhân tạo từ 3 lần/tuần trở lên. Tỉ lệ bệnh nhân phải sử dụng trên 5 loại thuốc cao (41,74%). 88,10% phải dùng thuốc huyết áp tim mạch, 76,29% bệnh nhân có phối hợp từ 2 đến 4 loại thuốc huyết áp – tim mạch tuy nhiên 109/210 trường hợp huyết áp vẫn cao hơn 140/90 mmHg. Kết luận: Các bệnh nhân lọc thận nhân tạo có nhiều bệnh mắc kèm và sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc gây nguy cơ gặp tác dụng phụ, tương tác thuốc cao. Nhiều bệnh nhân chưa kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lọc thận nhân tạo, thuốc điều trị tăng huyết áp
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Hoài (2017), Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc tại khoa thận – tiết niệu, bệnh viện E, Khoá luận tốt nghiệp đại học ngành dược học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Ngọc Khôi (2019), Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt,
Dược lâm sàng đại cương, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr. 265-328.
4. American Kidney Fund (2021), Kidney disease statistics. www.kidneyfund.org.
5. Australian Institute of Health and Welfare (2021). Cardiovascular disease, diabetes and chronic kidney disease - Australian facts: Prevalence and incidence. www.aihw.gov.au.
6. James PA, Ortiz E, et al. (2014) evidence-based guideline for the management of high blood pressure in adults: (JNC8). JAMA. 2014 Feb 5;311(5):507, pp 20
7. Lionel U. Mailloux, MP, FACP, Vito M. Campese, Hypertension in Chronic Dialysis Patients. Handbooks of dialysis therapy, 4th edition, Saunders Elsevier, Philadelphia, pp 857 – 884.
8. Liyanage T, Ninomiya T, Jha V, et al. (2015) Worldwide access to treatment for endstage kidney disease: A systematic review. Lancet. 2015, pp 1975-1982.
9. United states renal data system (2021), USRDS annual data report: Incidence, prevalence, patient characteristics, & modality. www.usrds.org.