MỨC ĐỘ LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Hồng Thiệp1,, Lê Duy Hòa2, Trần Ngọc Tuấn1, Hồ Minh Thái1, Đặng Hoàng Uyên Thi1, Lê Như Hà1, Huỳnh Ni 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lo âu có tác động trực tiếp đến sự thành công của phẫu thuật và sự phục hồi sức khỏe của NB sau phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ lo âu và các yếu tố liên quan của người bệnh ung thư đại trực tràng (UTĐTT) trước phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 49 người bệnh (NB) trước phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đại hoc Y dược Cần Thơ. Sử dụng bộ câu hỏi Hospital Anxiety Depression Scale – Anxiety (HADS-A) để xác định mức độ lo âu. Xác định mối liên quan giữa lo âu với đặc điểm nhân khẩu học; đặc điểm bệnh; và sự hỗ trợ của gia đình, xã hội. Kết quả: Có 49 người bệnh tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình 59,27 ± 11,05, tỷ lệ nam/nữ là 1,04 (25/24). Tỷ lệ lo âu người bệnh trước phẫu thuật ung thư đại trực tràng theo thang điểm HADS-A là 100%, trung bình lo âu trước phẫu ung là 12. 27 5.2. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa mức độ lo âu trước phẫu thuật và các nhóm người bệnh khác nhau dựa trên các đặc điểm như tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, người chăm sóc lúc nằm viện, bệnh lý kèm theo. Kết luận: Lo âu của người bệnh ung thư đại trực tràng trước phẫu thuật còn chiếm tỉ lệ cao. Có mối liên quan giữa mức độ lo âu trước phẫu thuật và các nhóm người bệnh khác nhau ở các đặc điểm như tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, người chăm sóc lúc nằm viện, bệnh lý kèm theo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Cao Cường (2013), Các yếu tố liên quan đến lo âu người bệnh trước phẫu thuật bụng tại Bệnh viện Phú Thọ, Thai Pharmaceutical and Health Science Journal 2013, 8(4), pp.155-162.
2. Võ Thị Yến Nhi (2017), Các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa , Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, tr. 1-8.
3. Trần Anh Vũ (2018), Ảnh hưởng của lo âu trước mổ đến sự hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, TNU Journal of Science and Technology, (194(01)), tr. 115 - 120.
4. Moghaddami S., Esteghamat S. S., et al. (2014), The course of anxiety and depression in surgical and non-surgical patients, Int J Psychiatry Clin Pract, 18 (1), pp. 16-20.
5. Williams A., et al. (2020), Preoperative Anxiety in Adult Patients Undergoing Day Care Surgery: Prevalence and Associated Factors, Indian J Psychol Med, 42 (1), pp.87-92.
6. Kiyohara L. Y., Kayano L. K., Oliveira L. M., et al. (2004), Surgery information reduces anxiety in the pre-operative period, Rev Hosp Clin Fac Med Sao Paulo, 59 (2), pp. 51-6.
7. Mulugeta H., Ayana M., Sintayehu M., et al. (2018), Preoperative anxiety and associated factors among adult surgical patients in Debre Markos and Felege Hiwot referral hospitals, Northwest Ethiopia, BMC Anesthesiol, 18 (1), pp. 155.
8. Reyes-Gilabert E., Luque-Romero L. G., Bejarano-Avila G., et al. (2017), Assessment of pre and postoperative anxiety in patients undergoing ambulatory oral surgery in primary care, Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 22 (6), pp. 716-722.
9. Wetsch W. A., Pircher I., Lederer W., et al. (2009), Preoperative stress and anxiety in day-care patients and inpatients undergoing fast-track surgery, Br J Anaesth, 103 (2), pp. 199-205.
10. Sadati L., Pazouki A., Mehdizadeh A., et al. (2013), Effect of preoperative nursing visit on preoperative anxiety and postoperative complications in candidates for laparoscopic cholecystectomy: A randomized clinical trial, Scandinavian journal of caring sciences, 27 (4), pp. 994-8
11. Villar R., Fernández S., Cereijo C., et al. (2017), Quality of life and anxiety in women with breast cancer before and after treatment, Revista Latino-Americana de Enfermagem, 25, pp. 1-1