NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VI KHUẨN SINH MEN BETALACTAMASE PHỔ RỘNG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU PHỨC TẠP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021-202

Lý Thành Du, Nguyễn Như Nghĩa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp với tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp do vi khuẩn sinh men betalactamase phổ rộng (ESBL) và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. Có 71 bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022. Phương pháp thu thập số liệu qua thăm khám lâm sàng, phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ và phỏng vấn trực tiếp. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Tỷ lệ vi khuẩn sinh men ESBL ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu
phức tạp là 32,4%. Có ba yếu tố chính liên quan đến vi khuẩn sinh ESBL ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp: nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát, sử dụng kháng sinh trước đó và đái tháo đường. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh ESBL cao hơn nhóm còn lại, có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Kết luận: Tỷ lệ vi khuẩn sinh men ESBL khá cao, trong đó, các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát, sử dụng kháng sinh trước đó và đái tháo đường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Lê Duy Anh (2015), “Kết quả chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn sinh ESBL và hiệu quả của kháng sinh liệu pháp tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
2. Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam (2013), “Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam”. VUNA.
3. Phan Thị Thu Hồng và Nguyễn Trần Mỹ Phương (2012), “Khảo sát vi khuẩn tiết men betalactamase phổ rộng tại bệnh viện Bình Dân”, Tạp chí Y học TP. H ồ Chí Minh, 16(1), tr.285-301.
4. Nguyễn Thế Hưng (2016), “Đánh giá chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp”, Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Ngô Xuân Thái, Lê Việt Hùng, Trần Lê Duy Anh và cộng sự (2015), “Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn tiết ESBL tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, kết quả chẩn đoán và điều trị”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 19(4), tr.80-87.
6. Vũ Thị Thơm (2018), “Nghiên cứu tình hình, lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân Nhiễm khuẩn đường Tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017-2018”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Arne S., Arnfinn S., Irene S., et al. (2013), “Risk Factors for Community-Acquired Urinary Tract Infections Caused by ESBL-Producing Enterobacteriaceae –A Case–Control Study in a Low Prevalence Country”, PLOS ONE, vol.84, pp.1-7.
8. Hiep T. N. (2013), Bacterial infections of the genitourinary tract, Smith’s general urology, pp. 197- 222.
9. Jumana H. A., Tariq A., Alaa D., et al. (2019), “Urinary tract infection caused by extendedspectrum β-lactamase-producing bacteria: Risk factors and antibiotic resistance”, Pediatrics International, vol.61, pp.1127-1132.
10. Mengistu A., Getnet T., Alemseged A., et al. (2018), “Isolation of Extended-Spectrum β-lactamase- (ESBL) Producing Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae from Patients with Community-Onset Urinary Tract Infections in Jimma University Specialized Hospital, Southwest Ethiopia”, Canadian Journal of Infectious Diseases and Medical Microbiology, vol.18, pp.1-8.
11. Schaeffer A. J., Schaeffer E. M. (2012), Infection of the urinary tract, Campbell-Walsh Urology, Saunders Elsevier, US, 10th Ed, pp.257-325.