NHẬN XÉT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN CHỬA KẼ VÒI TỬ CUNG ĐIỀU TRỊ BẰNG METHOTREXATE ĐA LIỀU

Lê Thị Anh Đào1,, Nguyễn Gia Cường1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chửa kẽ vòi tử cung là một vị trí chửa ngoài tử cung đặc biệt chiếm tỷ lệ 3%. Điều trị bằng methotrexate đa liều cho các bệnh nhân chửa kẽ ở giai đoạn mới là phương pháp có hiệu quả, an toàn. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của chửa kẽ vòi tử cung 2 tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ 01/1/2018- 1/7/2019; 2). Đánh giá kết quả điều trị chửa kẽ vòi tử cung bằng phác đồ methotrexate đa liều. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca lâm sàng, tiến hành tiến cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tháng 1/2018 đến tháng 7/2019. Bệnh nhân được lựa chọn theo tiêu chuẩn và được điều trị theo phác đồ methotrexate 1mg/kg/24h tiêm bắp ngày thứ 1, ngày sau xét nghiệm βhCG nếu nồng độ βhCG tăng hoặc giảm <15% tiếp tục điều trị như trên vào ngày tiếp theo. Tổng liều methotrexate 200 mg. Kết quả: 32 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, kích thước khối chửa trung bình 16,67mm; khối chửa mới hình thành chưa có hoạt động tim thai, βhCG dưới 10.000 UI/l (βhCG trung bình 4693,25 UI/l) có thể điều trị bằng phương pháp tiêm bắp methotrexate đa liều. Tỷ lệ điều trị thành công đạt 84,37%. Kết luận: Liệu trình methotrexate đa liều tiêm bắp là một lựa chọn điều trị hiệu quả, an toàn cho các trường hợp chửa kẽ giai đoạn sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Từ Dũ, 2015. Phác đồ điều trị Sản phụ khoa. Nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lê Thị Anh Đào, Ngô Đức Anh, 2018. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chửa góc và kẽ vòi tử cung, Tạp chí Y học Việt Nam, 426, 170-173.
3. Nguyễn Thị Tâm Lý, 2015. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hướng xử trí chửa kẽ vòi tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2009 và năm 2014, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Cù Chiến Thắng, 2017. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của người bệnh chửa kẽ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Hajenius PJ, Mol BW, Bossuyt PM, et al. (2000), “Interventions for tubal ectopic pregnancy”, Cochrane Database Syst Rev, 2, CD000324.
6. Horne W.A., Skubisz M.M., Tong S., 2014. Combination Gefinitib and Methotrexate treatment for non –tubal ectopic pregnancies. Human Reproductive.29, 1376-1379.
7. Kim MJ., Cha JH., Bae HS.,2017. Therapeutic outcomes of methotrexate injection in unruptured interstitial pregnancy, Obstetrics & gynecology science, 60(6), pp.571-578.
8. Tanaka K., Baartz D., Khoo S.K., 2015. Management of interstitial ectopic pregnancy with intravenous methotrexate: an extended study of a standardised regimen. Australian and New Zealand Journal of Obstetrics and Gynaecology, 55(2), pp.176-180.
9. Timor-Tritsch IE., Monteagudo A., Matera C., 1992. Sonographic evolution of cornual pregnancies treated without surgery. Obstetrics and gynecology, 79(6), pp.1044-1049.
10. Tulandi T., Al-Jaroudi D., (2014), “Interstitial pregnancy: results generated from the Society of Reproductive Surgeons Registry”, Obstet Gynecol, 103(1), pp.47-50.