THẨM ĐỊNH THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI (GDS 30) - PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trầm cảm là một trong những vấn đề về rối loạn tâm thần thường gặp ở người cao tuổi. Trầm cảm có thể là yếu tố nguy cơ của các vấn đề như suy giảm trí tuệ, suy giảm chất lượng cuộc sống và làm tăng tỷ lệ tự tử ở người cao tuổi. Việc phát hiện và điều trị sớm trầm cảm ở người cao tuổi tại Việt Nam đòi hỏi phải có một công cụ đánh giá trầm cảm đáng tin cậy. Thang đánh giá trầm cảm ở người cao tuổi, the Geriatric Depression scale-30 items (GDS 30) được sử dụng phổ biến để đánh giá trầm cảm. Mục tiêu nghiên cứu: Thẩm định thang đánh giá trầm cảm ở người cao tuổi (GDS 30) phiên bản tiếng Việt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên bệnh nhân tăng huyết áp từ 60 tuổi trở lên và điều trị nội trú tại khoa Nội lão học, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 05/2020 đến tháng 03/2021. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp lần 2 trên 55 đối tượng sử dụng thang đánh giá GDS 30 phiên bản tiếng Việt. Dữ liệu được phân tích bằng SPSS 18.0. Kết quả: Chúng tôi đánh giá độ tin cậy (reliability), độ ổn định (test-retest reliability) và tính chính xác (validity) của thang đo. Về độ tin cậy, hệ số Cronbach’s alpha là 0,912, hệ số tương quan Spearman’s >0,3. Tính chính xác về nội dung của thang đo ở khía cạnh trải nghiệm (0,84), các khía cạnh khác như ngữ nghĩa, thành ngữ, khái niệm đều đạt 0,88. Kết luận: Thang đánh giá trầm cảm ở người cao tuổi (GDS 30) phiên bản tiếng Việt đạt độ tin cậy và tính chính xác cao. Các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng bộ câu hỏi này để đánh giá các triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thang đánh giá GDS, người cao tuổi, trầm cảm, đánh giá
Tài liệu tham khảo
2. Burke, W.J., Roccaforte, W.H., Wengel, S.P., Conley, D.M., Potter, J.F., (1995) The reliability and validity of the Geriatric Depression Rating Scale administered by telephone. J. Am. Geriatr. Soc 43, 674–679.
3. Ertan T. and Eker E., (2000), Reliability, validity, and factor structure of the geriatric depression scale in Turkish elderly: Are there different factor structures for different cultures? (in eng), Int Psychogeriatr, vol. 12, no. 2, pp. 163-72.
4. Fiske, A., Wetherel, J, L., Gatz, M., (2009), Depression in older adults. Annu. Rev. Clin. Psychol 5, 363–389.
5. Galeoto G. et al. (2018), A Psychometric Properties Evaluation of the Italian Version of the Geriatric Depression Scale, (in eng), Depress Res Treat, vol. 2018, p. 1797536.
6. Kim L. J. Y. et al.(2008), Standardization of the korean version of the geriatric depression scale: Reliability, validity, and factor structure, (in eng), Psychiatry Investig, vol. 5, no. 4, pp. 232-8.
7. Malakouti, S.K., Fatollahi, P., Mirabzadeh, A., Salavati, M., Zandi, T., (2006) Reliability, validity and factor structure of the GDS-15 in Iranian elderly. Int. J. Geriatr. Psychiatry 21, 588–593.
8. Mui, A.C., Kang, S.Y., Chen, L.M., Omanski, M.D., (2003), Reliability of the Geriatric Depression Scale for use among elderly Asian immigrants in the USA. Int. Psychogeriatr 15, 253–271.
9. Stanetic K., Stanetic M. et al (2017), Prevalence of depression in patients with hypertension. International Journal of Medical and Health Research, 3(2), 16-21.
10. Taber K. S., (2018), The Use of Cronbach’s Alpha When Developing and Reporting Research Instruments in Science Education, Research in Science Education, vol. 48, no. 6, pp. 1273-1296.
11. Vietnam National Committee on Aging (2019), Towards a comprehensive national policy for an ageing in Viet Nam