XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PALMATIN VÀ BERBERIN TRONG BÀI THUỐC TAM HOÀNG THANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC/PDA

Đoàn Thị Ái Nghĩa1,, Nguyễn Viết Khẩn1, Nguyễn Hữu Tiến1, Nguyễn Khánh Thùy Linh1, Nguyễn Đình Quang Phú1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tam hoàng thang là phương thuốc kinh điển, nghiên cứu định lượng hoạt chất chính giúp phát triển bài thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát sơ bộ điều kiện chiết; tiến hành xây dựng và thẩm định quy trình định lượng các hoạt chất chính trong cao bài thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là cao bài thuốc; sử dụng phương pháp sắc ký lỏng pha đảo ghép nối đầu dò dãy diod quang. Kết quả: điều kiện sắc ký: pha tĩnh là cột Zorbax Eclipse XDB-C18, pha động gồm ACN – dung dịch đệm (chứa 3,4 g kali dihydrophosphat và 1,7 g natri laurylsulfat trong 1000 mL hỗn hợp dung môi gồm nước – acetoniltrile (1:1)) tỉ lệ 48:52; bước sóng phân tích 346 nm, tốc độ dòng: 0,7 mL/phút; nhiệt độ cột 40oC; thể tích tiêm mẫu: 20 µL. Quy trình được thẩm định về tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính (palmatin (2,34 – 75 ppm): y = 19028x + 60496 với R2 = 0,9999; berberin (9,38 – 300 ppm): y = 96282x + 137909 với R2 = 0,9999), độ chính xác (RSD trong ngày và khác ngày của palmatin và berberin trong khoảng 0,63 – 1,37); độ đúng (tỷ lệ thu hồi trung bình trong khoảng 95,52 – 100,74); LOD và LOQ của palmatin và berberin lần lượt là 0,28 ppm, 0,84 ppm và 1,51 ppm, 4,56 ppm; đạt yêu cầu quy định theo hướng dẫn của AOAC. Kết luận: phương pháp đã xây dựng và thẩm định có thể ứng dụng để định lượng đồng thời hàm lượng palmatin và berberin có trong các chế phẩm chứa cao bài thuốc Tam hoàng thang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. AOAC Official Methods Of Analysis (2013), AOAC Guidelines for Single-Laboratory Validation of Chemical Methods for Dietary Supplements and Botanicals.
2. Beom-Geun Jo, Kyung-Hwa Kang and Min Hye Yang (2020), Development and Validation of a HPLC–PDA Method for the Simultaneous Determination of Berberine, Palmatine, Geniposide, and Paeoniflorin in Haedoksamul-tang, Applied sciences, 10, pp. 5482.
3. Bộ Y Tế (2018), Dược điển Việt Nam V, nhà xuất bản Y học.
4. Bùi Hồng Cường, Nguyễn Trần Linh, Lưu Công Bình (2020), Tối ưu hóa quy trình chiết xuất bào chế cao đặc phương thuốc Tiêu giao, Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc, 11 (1+2), tr. 23-28.
5. Bùi Hồng Cường, Nguyễn Trần Linh, Hoàng Mạnh Tuấn (2021), Tối ưu hóa quy trình chiết xuất để bào chế cao đặc phương thuốc Giáng chỉ, Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc, 12 (3), tr. 27-34.
6. Chang-Seob Seo and Hyeun-Kyoo Shin (2015), HPLC–PDA Method for Simultaneous Determination of Nine Marker Components in Banhasasim-Tang, Journal of Chromatographic Science, pp. 1–6.
7. Gill-Woong Jang, Sun-Il Choi, Xionggao Han, Xiao Men, Hee-Yeon Kwon, Ye-Eun Choi, Byung-Woo Park, Jeong-Jin Kim, Ok-Hwan Lee (2020), Development and Validation of Analytical Method and Antioxidant Effect for Berberine and Palmatine in P. amurense, Journal of Food Hygiene and Safety, 35 (6), pp. 544-551.
8. Jin Wang, Hai-rong Zeng, Guan-hua Lou, Chang-jiang Hu, Qin-wan Huang, Xiang-bo Yang (2019), Fingerprint and multi-component quantitative analyses for quality evaluation of Rhizoma coptidis steamed with rice wine, Tropical Journal of Pharmaceutical Research;
18 (6), pp. 1297-1303.
9. Jin Wang, Lin Wang, Guan-Hua Lou, Hai-Rong Zeng, Ju Hu, Qin-Wan Huang, Wei Peng & Xiang-Bo Yang (2019), Coptidis Rhizoma: a comprehensive review of its traditional uses, botany, phytochemistry, pharmacology and toxicology, Pharmaceutical Biology, 57:1, pp. 193-225.
10. Lý Thời Trân (Biên dịch Lý Ngọc Đường) (2008), Bản thảo cương mục, Nhà xuất bản Y học, tr. 261.
11. Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trịnh Văn Lẩu (2002), Nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời berberin và palmatin trong dược liệu hoàng liên bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), Tạp chí Kiểm nghiệm, 3, tr. 4-7.
12. Phạm Xuân Sinh (2000), Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, Nhà xuất bản y học, tr. 115-120.