ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG PROBIOTIC Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CHƯA LỌC MÁU ĐỊNH KỲ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến sự tiến triển của bệnh thận mạn (BTM) do tăng các độc tố urê huyết. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả bổ sung probiotic đối với tiến triển bệnh thận mạn và ảnh hưởng của probiotic đối với một số yếu tố dinh dưỡng ở bệnh nhân BTM giai đoạn chưa lọc máu định kỳ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhên trên 61 bệnh nhân BTM (31 bệnh nhân nhóm probiotic, 30 bệnh nhân nhóm chứng) được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ 12/2020 đến 12/2021. Kết quả: nữ chiếm 54,1%, tuổi trung bình là 61,9±12,9 tuổi, 92% bệnh thận mạn giai đoạn 4, 5. Nồng độ ure máu ở nhóm bệnh nhân bổ sung probiotic giảm từ 17,6±7,1 mmol/L xuống 14,2±6,0 mmol/L sau 3 tháng, p=0,001. Sự thay đổi của creatinin và eGFR sau điều trị ở cả 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê sau 1 và sau 3 tháng. Sau 3 tháng, nồng độ trung bình protein máu từ 63,4±8,2 g/L tăng lên 69,0±7,4 g/L, p=0,001; albumin máu từ 31,2±5,5 g/L tăng lên 34,1±4,1 g/L, p=0,001. Kết luận: bổ sung probiotic có thể làm giảm nồng độ ure máu, cải thiện nồng độ protein, albumin máu, không có ảnh hưởng đến creatinin máu và giá trị eGFR, Hb ở bệnh nhân BTM chưa lọc máu định kỳ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh thận mạn, probiotic, dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Gia Tuyển (2021), Bệnh học nội khoa thận - tiết niệu - tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Ali Ramezani and Dominic S. Raj (2014), The gut microbiome, kidney disease, and targeted interventions, J Am Soc Nephrol, 25, pp. 1-14.
4. Alireza Soleimani, et al. (2018), The effects of synbiotic supplementation on metabolic status in diabetic patients undergoing hemodialysis: a randomized, double-blinded, placebo-controlled trial, Probiotics and Antimicrobial Proteins, 11, pp. 1248–1256.
5. Linpei Jia, et al. (2018), Efficacy of probiotics supplementation on chronic kidney disease: A systematic review and meta-analysis, Kidney Blood Press Res, 43 pp. 1623-1635.
6. Megan Rossi, et al. (2016), Synbiotics Easing Renal Failure by Improving Gut Microbiology (SYNERGY): A randomized trial, Clin J Am Soc Nephrol, 11, pp. 223-231.
7. Pan Yangbin, et al. (2020), Effects of probiotics on malnutrition and health-related quality of life in patients undergoing peritoneal dialysis: A randomized controlled trial, Journal of Renal Nutrition, pp. 1-7
8. Paola Vanessa Miranda A., et al. (2014), Effect of probiotics on human blood urea levels in patients with chronic renal failure, Nutr Hosp, 29, pp. 582-590.
9. Sibei Tao, et al. (2019), Effects of probiotic supplements on the progression of chronic kidney disease: A meta-analysis, Nephrology, 24, pp. 1122–1130.
10. Zahra Shariaty, et al. (2017), The effects of probiotic supplement on hemoglobin in chronic renal failure patients under hemodialysis: A randomized clinical trial, J Res Med Sci, 22 (74), pp. 1-7.