ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỊ CƠ SỞ TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM VÀ LOÉT DẠ DÀY KHÔNG DO NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Phan Hải Sâm1,, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ1, Trần Thái Thanh Tâm1, Phạm Kiều Anh Thơ1, Nguyễn Trung Kiên1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày vẫn còn là bệnh lý khá thường gặp, ảnh hưởng đến sức khỏe không ít người. Nhóm bệnh này gây nên nhiều biến đổi tại dạ dày trong đó có làm thay đổi tính chất dịch vị cơ sở. Từ đó tác động không tốt lên việc tiêu hóa thức ăn tại dạ dày. Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch vị cơ sở trên bệnh nhân viêm loét dạ dày không do nhiễm Helicobacter pylori tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân viêm dạ dày không nhiễm Helicobacter pylori (nhóm 1) và 32 bệnh nhân loét dạ dày không nhiễm Helicobacter pylori (nhóm 2). Kết quả: pH dịch vị trong 2 nhóm lần lượt là 2,21 và 2,51; nồng độ trung vị của ion HCO3-  là 12,66mmol/L và 21,41mmol/L; nồng độ trung vị các men pepsin, lipase và amylase lần lượt là 6,28ppm và 2,45ppm - 8,93ppm và 1,38ppm – 7,97ppm và 3,29ppm; hoạt độ trung vị các men pepsin, lipase và amylase lần lượt là 1,57U/mL và 0,74U/mL - 2,23U/mL và 0,04U/mL – 1,99U/mL và 0,1U/mL. Kết luận: ở bệnh nhân viêm và loét dạ dày không do nhiễm Helicobacter pylori tỷ lệ bất thường dịch vị cơ sở khá cao, từ đó tác động lên việc tiêu hóa thức ăn tại dạ dày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Chung (2001), Nghiên cứu chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mãn tính bằng nội soi, mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Quách Trọng Đức (2003), Khảo sát đặc điểm viêm dạ dày mãn theo phân loại Sydney và mối liên quan giữa các đặc điểm này với Helicobacter pylori, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20, tr 118-120.
3. Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Thịnh (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của bệnh viêm dạ dày mạn theo hệ thống Sydney cập nhật và và giai đoạn viêm dạ dày theo hệ thống OLGA, Tạp chí Y học thực hành (869), số 05/2013, tr 41-43.
4. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học.
5. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Sinh lý học y khoa, Nhà xuất bản Y học.
6. Ellen K. Ulleberg, Irene Comi, Halvor Holm (2011), Human Gastrointestinal Juices Intended for Use in In Vitro Digestion Models, Springerlink.com 2011, 2:52 -61.
7. John E. Hall, Michael E. Hall (2020), Guyton and Hall, Textbool of Medical Physiology, pp.367-485.
8. John M. Inadomi (2020), Yamada’s Handbook of Gastroenterology, pp. 229-238.