ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH DE QUERVAIN

Lê Nhất Vũ1,, Nguyễn Văn Dương2, Nguyễn Thành Tấn3
1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Minh Đức
2 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh viêm bao gân cơ De Quervain (bệnh De Quervain) là một bệnh lý thường gặp. Bệnh này xảy ra do viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón tay cái. Bệnh biểu hiện bằng triệu chứng chính là đau vùng mỏm trâm quay, đau nhiều hơn khi vận động nghiêng trụ, nghiêng quay  cổ tay, chẩn đoán xác định khi nghiệm pháp Finkelstein dương tính. Có nhiều phương pháp điều trị như: bất động cổ tay, dùng thuốc kháng viêm đường toàn thân, tiêm steroid tại chỗ. Điều trị phẫu thuật được lựa chọn khi điều trị nội khoa thất bại. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh De Quervain. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Minh Đức Cần Thơ từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2021. Kết quả: tất cả 40 bệnh nhân (2 nam, 38 nữ), tuổi trung bình là 50,05±13,57 tuổi (20-76 tuổi ) cải thiện hoàn toàn các triệu chứng bao gồm đau, sưng, điểm VAS cải thiện có ý nghĩa sau mổ 03 tháng, nghiệm pháp Finkelstein âm tính, góc dạng, duỗi ngón tay cái trở về bình thường, không ghi nhận biến chứng sau phẫu thuật như trật gân, u thần kinh, nhiễm trùng vết mổ. Có 62,5% (25 trong số 40 bệnh nhân) có vách ngăn tạo thành khoang phụ trong khoang gân duỗi số một. Thời gian phẫu thuật trung bình là 15,48±6,51 phút, Kết luận: phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu cho những bệnh nhân bị bệnh De Quervain sau khi các phương pháp điều trị nội khoa thất bại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Canale and Beauty (2013), "Campbell's Operative Orthopaedics ", Stenosis tenosynovitis, chapter 76, 12th ed, Elsevier, pp. 3650-3657.
2. Gao Z. Y., H. Tao, H. Xu, et al. (2017), "A novel classification of the anatomical variations of the first extensor compartment", Medicine (Baltimore), 96 (35), pp. e7875.
3. Gu X. H., Z. P. Hong, X. J. Chen, et al. (2019), "Tendoscopic versus open release for de Quervain's disease: earlier recovery with 7.21 year follow-up", J Orthop Surg Res, 14 (1), pp. 357.
4. Lapegue F., A. Andre, E. Pasquier Bernachot, et al. (2018), "US-guided percutaneous release of the first extensor tendon compartment using a 21-gauge needle in de Quervain's disease: a prospective study of 35 cases", Eur Radiol, 28 (9), pp. 3977-3985.
5. Lee H. J., P. T. Kim, I. W. Aminata, et al. (2014), "Surgical release of the first extensor compartment for refractory de Quervain's tenosynovitis: surgical findings and functional evaluation using DASH scores", Clin Orthop Surg, 6 (4), pp. 405-409.
6. Scheller A., R. Schuh, W. Honle, et al. (2009), "Long-term results of surgical release of de Quervain's stenosing tenosynovitis", Int Orthop, 33 (5), pp. 1301-1303.
7. W Wolfi Scott (2016), "Green's operative Hand surgery", Tendopathy, chapter 56, 7eth ed, ELSEVIER, pp. 1916-1921.
8. Zarin M. and I. Ahmad (2003), "Surgical treatment of de Quervain's disease", J Coll Physicians Surg Pak, 13 (3), pp. 157-158.
9. Bouras Y., Y. El Andaloussi, T. Zaouari, et al. (2010), "[Surgical treatment in De Quervain's tenosynovitis. About 20 cases]", Ann Chir Plast Esthet, 55 (1), pp. 42-45.