TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ KIỂU HÌNH BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NGOÀI ĐỢT CẤP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Thị Thu Thảo1,, Võ Thị Kim Hoàng2, Võ Phạm Minh Thư2, Đỗ Thị Thanh Trà2
1 Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long
2 Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có tính đa dạng về đặc điểm di truyền, biểu hiện lâm sàng, các cận lâm sàng và dự hậu khác nhau trong đáp ứng điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ một số kiểu hình và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài đợt cấp tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 57 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài đợt cấp và 30 bệnh nhân hen phế quản và viêm phế quản mạn ≥40 tuổi. Kết quả: Kiểu hình nhóm A và B chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu, với tỉ lệ lần lượt là 50,9% và 26,3%; Kiểu hình GOLD II và GOLD III chiếm đa số, với tỉ lệ lần lượt là 51,9% và 25,9%. Tỉ lệ phụ nữ trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ là 5,3%; độ tuổi trung bình bệnh nhân BPTNMT nghiên cứu là 63,89 ±1,04. Tỉ lệ hút thuốc lá ≥20 gói-năm ở bệnh nhân BPTNMT nghiên cứu chiếm tỉ lệ là 84,2%. Thang điểm mMRC =1 chiếm đa số, với tỉ lệ là 52,6%. Tỉ lệ đợt cấp nhập viện trong năm chiếm đa số với tỉ lệ là  22,8%Tỉ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng > 300 TB/µL là 32,1%. Rối loạn thông khí hổn hợp chiếm đa số với tỉ lệ là 70%. Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1) sau nghiệm pháp hồi phục phế quản trung bình là 59,65±20,3%. Chỉ số FEV1/FVC sau hồi phục phế quản trung bình là 0,56±0,11. Kết luận: Sự đa dạng về kiểu hình BPTNMT đang được quan tâm rộng rãi, chẩn đoán sớm và điều trị theo kiểu hình giúp đạt hiệu quả cao trong điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quý Châu (2016), Nghiên cứu tình hình dịch tể BPTNMT ở Hà Nội, Đặc san Y học Lâm Sàng, Bệnh viện Bạch Mai.
2. Võ Phạm Minh Thư (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tác nhân vi sinh và một số dấu ấn sinh học trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án tiến sĩ, Học viện Quân Y, Hà Nội, tr 87-92.
3. Cao Thị Mỹ Thúy (2019), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định, Luận án tiến sĩ, Học viện Quân Y, Hà Nội.
4. Mai Xuân Khẩn (2005), Một số đặc điểm lâm sàng, chức năng hô hấp, nội soi và tế bào dịch rửa phế quản của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Tiến (1999), Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và chức năng hô hấp trong các đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Xuyên (2010, “Nghiên cứu tình hình dịch tể Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam”, Tạp chí Y học Thực hành, 704(2), tr. 8-10.
7. GOLD Update 2020, Global strategy for diagnosis, management, and prevention of BPTNMT, Alvailable from: www.goldBPTNMT.org.
8. Regan EA, Murphy JR, et al (2010), “Genetic epidemiology of COPD (COPDGene) study design”, COPD, 7, pp. 32–43.
9. Coxson HO, Dirksen A, Edwards L, et al (2013), “The presence and progression of emphysema in COPD as determined by CT scanning and biomarker expression: a prospective analysis from the ECLIPSE study”, Lancet Respir, 1, pp.129–136.
10. GOLD 2019, Global strategy for diagnosis, management, and prevention of BPTNMT, Alvailable from: www.goldBPTNMT.org.
11. Cosio B.G, Pascual-Guardia S, et al (2020), “Phenotypic characterisation of early COPD: a prospective case–control study”, ERJ Open Res, 6, pp.00047-2020.
12. Miniati M, et al (2008), “Value of chest radiography in phenotyping chronic obstructive pulmonary disease”, Eur Respir Jour, 31(3), pp. 509-15.
13. Singh D., Kolsum U., et al (2014), “Eosinophillic inflammination in COPD: prevalence and clinical characteristics”, Eur Respir J, 44(6), pp.1697-1700.