ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019 - 2021

Trần Thị Trúc Uyên1,, Phan Thùy Ngân1, Lê Quan Liêu1, Trương Nhựt Khuê 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật làm dài thân răng là một phẫu thuật nha chu giúp bộc lộ thân răng ở những răng bị mất chất dưới nướu. Số nghiên cứu về phương pháp này ở Việt Nam còn ít. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng các răng có chỉ định làm dài thân răng. Đánh giá kết quả phẫu thuật làm dài thân răng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có can thiệp trên 37 bệnh nhân có răng sâu và/hoặc gãy dưới nướu được chỉ định phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Các răng hàm trên chiếm đa số (75,7%). Các răng cối nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất – 48,6%. Đa số bệnh nhân (59,5%) đến khám vì sâu răng. Tỷ lệ răng bị mất chất dưới nướu do sâu răng là 83,8%. Giá trị trung bình trước phẫu thuật của GI là 1,24 ± 0,86, của PD (mm) là 2,51 ± 0,65. Chỉ số GI trung bình giảm dần từ 1,24 ± 0,86 trước phẫu thuật xuống còn 0,59 ± 0,55 1 tháng sau phẫu thuật và 0,29 ± 0,46 ở mốc 3 tháng. Độ sâu túi PD (mm) trung bình giảm dần từ 2,51 ± 0,65 mm trước phẫu thuật xuống 1,51 ± 0,56 mm sau 1 tháng và ở mức 1,21 ± 0,42 mm ở thời điểm 3 tháng. Sự khác biệt các chỉ số GI, PD ở thời điểm ban đầu so với ở các mốc 1 tháng và 3 tháng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng giúp bộc lộ các răng bị mất chất dưới nướu, giảm độ sâu túi và cải thiện tình trạng nướu răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ayubian, N. (2018). Evaluation of dimensional changes of supraosseous gingiva following crown lengthening. J Adv Periodontol Implant Dent, 2(2), 61-65.
2. Deas, D. E., Moritz, A. J., McDonnell, H. T., Powell, C. A., & Mealey, B. L. (2004). Osseous surgery for crown lengthening: A 6-month clinical study. J Periodontol, 75(9), 1288-1294.
3. Do, L. G., Spencer, A. J., Roberts-Thomson, K. F., Trinh, H. D., & Nguyen, T. T. (2011). Oral health status of Vietnamese adults: findings from the National Oral Health Survey of Vietnam. Asia Pac J Public Health, 23(2), 228-236.
4. Domínguez, E., Pascual-La Rocca, A., Valles, C., Carrió, N., Montagut, L., Alemany, A. S., & Nart, J. (2020). Stability of the gingival margin after an aesthetic crown lengthening procedure in the anterior region by means of a replaced flap and buccal osseous surgery: a prospective study. Clin Oral Investig, 24(10), 3633-3640.
5. González-Martín, O., Carbajo, G., Rodrigo, M., Montero, E., & Sanz, M. (2020). Oneversus two-stage crown lengthening surgical procedure for aesthetic restorative purposes: A randomized controlled trial. J Clin Periodontol, 47(12), 1511-1521.
6. Kalsi, H. J., Bomfim, D. I., Hussain, Z., Rodriguez, J. M., & Darbar, U. (2019). Crown lengthening surgery: an overview. Prim Dent J, 8(4), 48-53.
7. Lanning, S. K., Waldrop, T. C., Gunsolley, J. C., & Maynard, J. G. (2003). Surgical crown lengthening: evaluation of the biological width. J Periodontol, 74(4), 468-474.
8. Löe, H. (1967). The gingival index, the plaque index and the retention index systems. J Periodontol, 38(6), 610-616.
9. Nield-Gehrig, J. S. (2012). Fundamentals of periodontal instrumentation & advanced root instrumentation. Lippincott Williams & Wilkins, 256-261.
10. Vaziri, F., Haerian, A., Lotfi Kamran, M. H., & Abrishami, M. (2015). Evaluation of the effect of surgical crown lengthening on periodontal parameters. J Dent Mater Tech, 4(3), 143-148.