THỰC TRẠNG VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI CỦA PHỤ NỮ TRONG TUỔI SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh viêm nhiễm tại cơ quan sinh sinh dục phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh không những ảnh hưởng sức khỏe phụ nữ mà còn hưởng đến tinh thần, khả năng làm vợ, làm mẹ sau này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và mô tả kiến thức đối tượng về viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 340 phụ nữ đến khám bệnh tại khoa khám Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh từ tháng 4-8/2020. Kết quả: Tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 12,1%, trong đó phổ biến nhất là viêm âm đạo đơn thuần 46,3%. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm nhiễm đường sinh dục dưới là sốt với tỷ lệ 100%. Kiến thức về bệnh đạt tỷ lệ từ 7,4% đến 39,7%, trong đó nhận biết nguyên nhân mắc bệnh do vệ sinh bộ phận sinh dục kém chiếm 34,4%, kiến thức về phòng ngừa bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày đạt 39,4%. Kết luận: Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tỷ lệ kiến thức của đối tượng nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu gần đây. Nên cung cấp thêm kiến thức và cách phòng ngừa bệnh cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bởi các chuyên gia sản khoa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới, phụ nữ, độ tuổi sinh sản
Tài liệu tham khảo
tố liên quan tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018, Luận văn thạc sĩ ngành Y tế công cộng, Đại học Thăng Long, tr. 1-17
2. Nguyễn Ngọc Bích và cộng sự (2019), Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng, tại xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và một số yếu tố liên quan năm 2018, Trường Đại học Y tế công cộng. 01-2019(3), tr. 39-47.
3. Đoàn Thị Kiều Dung, Vũ Thị Thúy Mai, Đỗ Minh Sinh (2019), Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 18-49 tuổi tại thành phố Nam Định, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 02/2019(2), tr. 53-60.
4. Cao Ngọc Thành và các cộng sự. (2017), Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, Tập 7, số 4, tr 83-89.
5. Lâm Hồng Trang và Bùi Chí Thương (2018), Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Khmer trong độ tuổi sinh sản tại huyện Trà Cú - tỉnh Trà Vinh, Y Học TP. Hồ Chí Minh. 22(1), tr. 179-183.
6. Chunyu Li và Hae-Ra Han (2010), Knowledge, Behaviors and Prevalence of Reproductive Tract Infections: A Descriptive Study on Rural Women in Hunchun, China, Asian Nursing Research. 4(3), tr. 122 - 129.
7. MF Chersich và các cộng sự. (2017), Contraception coverage and methods used among women in South Africa: A national household survey, South African Medical Journal. 107(4), tr. 307-314.
8. World Health Organization (2018), Report on global sexually transmitted infection surveillance 2018, tr. 1