KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HBA1C Ở BỆNH NHÂN THIẾU MÁU KHÔNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2021

Đỗ Mỹ Linh1,, Nguyễn Thị Thu Thủy1, Nguyễn Long Quốc 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Haemoglobin A1C (HbA1C) là Hb kết hợp với glucose giúp phản ánh tình trạng glucose máu trong 8-12 tuần trước khi đo. Tuy nhiên, nồng độ HbA1C lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác bao gồm tình trạng thiếu máu. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu do giảm sinh tủy không đái tháo đường. 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt không đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân được chọn từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, chia thành ba nhóm: thiếu máu thiếu sắt (n=30), thiếu máu do giảm sinh tủy (n=30) và nhóm chứng (n=30). Kết quả: Nồng độ HbA1C trung bình ở nhóm thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu do giảm sinh tủy đều cao hơn nồng độ HbA1C trung bình ở nhóm chứng (5,97±0,63% so với 5,35±0,59%, p < 0,001 và 5,91±0,83% so với 5,35±0,59%, p < 0,05). Có tương quan nghịch, có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ Ferritin huyết thanh với nồng độ HbA1C, r = -0,461, p < 0,05. Kết luận: Nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do giảm sinh tủy thường cao hơn bệnh nhân không thiếu máu. Do vậy, nên thận trọng khi sử dụng HbA1C để chẩn đoán đái tháo đường ở bệnh nhân thiếu máu. Khi đó nên sử dụng các tiêu chuẩn còn lại (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ để chẩn đoán.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Lơ-xê-mi cấp, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học, Tr.7-12.
2. Bộ Y tế (2015), Suy tủy xương, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học, Tr.110-113.
3. Bansal RK, Yadav YR, Kulkarni HS, Sonam, Garg S, Jain P, Sharma VK, Maheshwari S (2020), Effect of Iron Deficiency Anemia on HbA1c in Non-Diabetics, Journal of Diabetes and Endocrinology Association of Nepal, pp: 10-16
4. Balasubramanian Shanthi et al. (2013), Effect of Iron Deficiency on Glycation of Hemoglobin, Journal of Clinical and Diagnostic Research, pp. 15-17.
5. Coban E., Ozdogan M., Timuragaoglu A (2004), Effect of Iron Deficiency Anemia on the Levels of Hemoglobin A1c in Nondiabetic Patients, Acta Haematologica, pp. 126- 128.
6. David B Sacks (2011), A1C versus glucose testing: a comparison, Diabetes care. 34, pp. 518-523.
7. Earl S. Ford, Catherine C. Cowie, Chaoyang Li, Yehuda Handelsman, Zachary T. Bloomgarden (2011), Iron‐deficiency anemia, non‐iron‐deficiency anemia and HbA1c among adults in the US, Journal of Diabites, pp. 67-73.
8. Madhu S.V., Raj Abhishek, Gupta Stuti, Giri S, Rusia Usha (2016), Effect of iron deficiency anemia and iron supplementation on HbA1c levels-Implications for diagnosis of prediabetes and diabetes mellitus in Asian, Clinica Chimica Acta, pp. 225-229.
9. Minghuan Suo, Dongmei Wen (2020), Comparative study on hemoglobin A1c, glycated albumin and glycosylated serum protein in aplastic anemia patients with Type 2 diabetes mellitus, Bioscience Reports, 40, pp. 1-10.
10. Sluiter W.J., van Essen L.H., Reitsma W.D., Doorenbos H. (1980), Glycosylated haemoglobin and iron deficiency, The Lancet, pp. 531-532.
11. World Health Organization (2008), Wordwide prevalence of anemia 1993- 2005, pp. 1-7.