TÌNH HÌNH VÀ MỘT SÔ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN DỊ TẬT BẨM SINH THAI NHI Ở THAI PHỤ BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ TẠI KHOA KHÁM, BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA SẢN NHI SÓC TRĂNG NĂM 2020 - 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dị tật bẩm sinh (DTBS) là những bất thường của thai nhi xuất hiện ngay từ trong bào thai và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ ở ngay những năm đầu tiên của cuộc sống. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tần suất dị tật bẩm sinh chiếm 3 - 4% tổng số trẻ được sinh ra, bao gồm cả trẻ sống và chết lúc sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thai nghi ngờ có dị tật bẩm sinh sàng lọc qua siêu âm và xét nghiệm sinh hóa máu thai phụ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh thai nhi ở thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ tại Khoa khám Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng năm 2020 - 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 370 thai phụ mang thai 3 tháng đầu, đến khám và chăm sóc tại bệnh viện Sản Nhi Sóc Trăng từ tháng 6/2020-3/2021.Các thai phụ được sàng lọc dị tật bẩm sinh thai nhi bằng siêu âm thai và xét nghiệm double test tại khoa xét nghiệm, bệnh viện sản nhi Sóc Trăng. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ nghi ngơ có DTBS thai nhi trong nghiên cứu là 9,2%. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ DTBS thai nhi ở thai phụ là: tuổi mẹ <18 tuổi, kinh tế nghèo, có tiền sử DTBS của bản thân và gia đình, có thói quen uống rượu/bia và hít khói thuốc lá (p đều <0,05). Kết luận: Tỷ lệ thai phụ 3 tháng đầu nghi ngờ có DTBS thai nhi ở Sóc Trăng khá cao. Cần tăng cường các biện pháp truyền thông giáo dục cho phụ nữ về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản như khám thai định kỳ, sàng lọc dị tật thai nhi, đặc biệt ở thai phụ trẻ tuổi và có kinh tế nghèo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dị tật, dị tật bẩm sinh, thai bất thường
Tài liệu tham khảo
2. Hà Thị Tiểu Di, Lê Đình Duy (2018), “Nghiên cứu tình hình DTBS thai nhi từ 11 đến 14 tuần tại Bệnh Viện Phụ Sản Nhi – Đà Nẵng”, Tạp Chí Phụ Sản - 16(02), 32 - 40, 2018.
3. Nguyễn Hữu Dự và cs (2019), “Giá trị của các nghiệm pháp sàng lọc, chẩn đoán DTBS thai nhi ở thai phụ có nguy cơ cao tại bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí y dược học Cần Thơ – số 17, 2019, trang 58-64.
4. Hà Thị Mỹ Dung (2015), “Nghiên cứu tình hình sàng lọc dị tật trước sinh ở các bà mẹ mang thai đến khám và chăm sóc thai Tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2014-2015”, Báo Cáo đề tài nghiên cứu khoa học Tỉnh Thừa Thiên Huế
5. Trương Quang Đạt và cs (2009), “Tỷ lệ dị tật bẩm sinh và một số yếu tố liên quan ở Huyện Phù Cát - Bình Định”, Luận văn tốt nghiệp tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Joanne E Given et al (2018), “Metformin exposure in first trimester of pregnancy and risk of all or specific congenital anomalies: exploratory case-control study”, BMJ, 2018; 361:k2477.
7. Jodi Lemacks et al (2013), “Insights from Parents about Caring for a Child with Birth Defects”, Int. J. Environ. Res. Public Health 2013, 10, 3465-3482.
8. Mohammad Zeeshan Raza et al (2012), “Risk factors associated with birth defects at a tertiary care center in Pakistan”, Raza et al. Italian Journal of Pediatrics 2012, 38:68.
9. Who (2010), Birth defects, Sixty-Third World Health Assembly, World Health Organization, Switzerland, page 1-7.