NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020 – 2021

Huỳnh Phi Hùng1,, Trần Viết An2
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, đái tháo đường (ĐTĐ) type 2, chiếm từ 85% đến 95% trường hợp ngày càng trở thành gánh nặng về kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống hàng đầu ở Việt Nam. Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch (YTNCTM) cũng được xem là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ YTNCTM, tỷ lệ kiểm soát đường huyết và liên quan giữa một số YTNCTM đến kết quả kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 320 bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Sóc Trăng từ tháng 5/2020-3/2021. Kết quả: Tỷ lệ hút thuốc lá là 22,8%, uống rượu/bia là 21,3%, thừa cân, béo phì là 75,6%, bệnh THA là 90,0%, bị rối loạn lipid máu là 98,4%, lười vận động thể lực là 77,5%. Tỷ lệ kiểm soát được đường huyết là 27,8%. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết là: hút thuốc lá, uống rượu/bia, lười vận động thể lực. Kết luận: Tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ tim mạch khá cao, song tỷ lệ kiểm soát được đường huyết của các đối tượng nghiên cứu khá thấp. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn cho người bệnh ĐTĐ về việc tuân thủ điều trị, hạn chế các yếu tố nguy cơ tim mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Bảy và cs (2015), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh Viện Thống Nhất”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 19, Số 5, 2015.
2. Lê Thanh Bình và cs (2014), “Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp có tiền đái tháo đường”, Tạp chí Y học Thực hành (905), Số 2/2014, trang 28-31.
3. Trần Thanh Bình và cs (2019), “Rối loạn lipid ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2 tại Phòng Khám A1, Bệnh Viện Thống Nhất”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 23, Số 3, 2019, trang 237-243.
4. Phạm Thị Cà và cs (2020), “Quản lý, điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đường type 2 tại Trung Tâm Y Tế Thị Xã Long Mỹ (Hậu Giang)”, Tạp chí “Nội tiết và Đái tháo đường”, Số 39 - Năm 2020, trang 50-58.
5. Trần Thị Xuân Hòa (2012), Tìm hiểu sự tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân Đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Gia Lai.
6. Nguyễn Thị Thu Hà và cs (2018), “Tình Hình Kiểm Soát HbA1c và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh Viện Lagi, Bình Thuận Năm 2017”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 22, Số 1, 2018, trang 234-238.
7. Bùi Tùng Hiệp và cs (2014), “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đái tháo đường týp 2 tại Khoa Nội Tiết Bệnh Viện Cấp Cứu Trưng Vương Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18, Số 3, 2014, trang 89-93.
8. Bùi Công Nguyên (2020), “Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện E Trung Ương Năm 2019”, Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Đa khoa, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Thảo và cs (2019), “Tỷ lệ đạt mục tiêu HBA1C, Huyết Áp Và LDL-C ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 23, Số 1, 2019, trang 198-202.
10. Alireza Mirahmadizadeh et al (2020), “Adherence to Medication, Diet and Physical Activity and the Associated Factors Amongst Patients with Type 2 Diabetes”, Diabetes Ther (2020) 11:479–494.
11. RA Dewinta Sukma Ananda et al (2019), “Adherence and Glycemic Control Among Type
2 Diabetes Mellitus Patients Using Antidiabetic Medication: A Cross Sectional Study on Population Registered in Sleman Healthand Demographic Surveillance System”, Journal of Phamaceutical Sciences and research, Vol. 11(9), 2019, 3098-3101.