KẾT QUẢ CỦA PHẪU THUẬT STARR TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ TRỰC TRÀNG ÂM ĐẠO KIỂU TÚI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Trần Thành Tuân1,, Phạm Văn Lình2
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoát vị trực tràng âm đạo kiểu túi được định nghĩa là sự thoát vị của thành trước trực tràng tạo cấu trúc dạng túi nhô vào thành sau âm đạo. Hiện nay nhiều phương pháp điều trị được đặt ra nhằm giảm bớt các triệu chứng của bệnh nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Trong đó, phẫu thuật STARR đã mang lại nhiều kết quả đáng mong đợi. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật STARR trong điều trị bệnh thoát vị trực tràng âm đạo kiểu túi, mức độ cải thiện triệu chứng, tỉ lệ biến chứng của phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 31 trường hợp bệnh thoát vị trực tràng âm đạo kiểu túi được điều trị bằng phẫu thuật STARR trong thời gian từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2021 tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 53,2 ± 11,0 (29 đến 76) tuổi. Tỉ lệ hết đại tiện khó là 77,4%. Tỉ lệ đau ít trong ngày đầu sau mổ là 58% (18/31) và bí tiểu sau mổ là 25% (8/31). Kết luận: Phẫu thuật STARR là phương pháp điều tri bệnh thoát vị trực tràng âm đạo kiểu túi tương đối hiệu quả, an toàn với tỉ lệ biến chứng chấp nhận được.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Trung Tín, (2013), Kết quả của phẫu thuật STARR trong điều trị sa trực tràng kiểu túi, Luận án Chuyên Khoa II, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, trg. 51-80.
2. Nguyễn Thành Lực, Nguyễn Trung Tín, (2014), Kết quả của phẫu thuật STARR cải biên trong điều trị táo bón do sa trực tràng kiểu túi, Luận Án Chuyên Khoa II, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, trg. 41-59.
3. Aziz I, Whitehead W E, Palsson O S, Törnblom H, et al, (2020), "An approach to the diagnosis and management of Rome IV functional disorders of chronic constipation", Expert Rev Gastroenterol Hepatol, 14 (1), pp. 39-46.
4. Boccasanta P, Venturi M, Stuto A, Bottini C, et al, (2004), "Stapled transanal rectal resection for outlet obstruction: a prospective, multicenter trial", Dis Colon Rectum, 47 (8), pp. 1285-1296.
5. Brito L G, (2016), "Differences in the Diagnosis and Treatment of Rectocele: Time for Standardization", Rev Bras Ginecol Obstet, 38 (11), pp. 529-530.
6. Hall G M, Shanmugan S, Nobel T, Paspulati R, et al, (2014), "Symptomatic rectocele: what are the indications for repair?", Am J Surg, 207 (3), pp. 375-379.
7. Harris M A, Ferrara A, Gallagher J, DeJesus S, et al, (2009), "Stapled transanal rectal resection vs. transvaginal rectocele repair for treatment of obstructive defecation syndrome", Dis Colon Rectum, 52 (4), pp. 592-597.
8. Hasan H M, Hasan H M, (2012), "Stapled transanal rectal resection for the surgical treatment of obstructed defecation syndrome associated with rectocele and rectal intussusception", ISRN Surg, 2012 .
9. Renzi A, Brillantino A, Di Sarno G, d'Aniello F, (2013), "Five-item score for obstructed defecation syndrome: study of validation", Surg Innov, 20 (2), pp. 119-125.
10. Steven D. Wexner, Fleshman J W, (2013), Rectocele, Master Techniques in General Surgery, Colon and Rectal Surgery: Anorectal Operation, pp. 237-245.