LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH ZONA TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phạm Quí Ngọc 1,
1 Phòng Y tế huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh Zona với sang thương trên da gây đau đớn do sự tái hoạt của virus varicella-zoster bất hoạt trong các hạch thần kinh trên da. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh Zona tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ;(2) Xác định một số yếu tố liên quan bệnh Zona tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 51 bệnh nhân Zona nhập viện tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ từ tháng 5/2020 đến tháng 4/2021. Kết quả: Đa số bệnh nhân Zona là nữ với tỉ lệ 61,9%, nam chiếm 38,1%. Tỉ lệ nhóm tuổi >60 chiếm 54,9%. Tỉ lệ bệnh nhân vào viện ≤5 ngày sau khi biểu hiện triệu chứng chiếm 72,6%. Đa số thương tổn phân bố ở đầu, mặt, cổ (33,6%) và thân mình (38,1%). Diện tích thương tổn trung bình là 56±29cm2. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 7±3 ngày. Đau nhức và mụn nước là 2 triệu chứng chiếm tỉ lệ cao nhất với 57,5% và 54%. Tỉ lệ mức độ bệnh nhẹ, trung bình và nặng: 58,4%; 36,3% và 5,3%. Mắc bệnh vào tháng 10,11,12, diện tích thương tổn >50cm2 là các yếu tố tương quan với mức độ nặng của bệnh. Kết luận: Zona là bệnh da thường gặp ở người cao tuổi, biểu hiện lâm sàng đa dạng. Đặc biệt, trên da xuất hiện các thương tổn mụn nước, bóng nước với diện tích rộng, vào các tháng 10,11,12 là các yếu tố cần cảnh giác giúp tránh hậu quả không mong muốn.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Văn Bá và cộng sự (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phối hợp điều trị tại chỗ bệnh Zona bằng Medlo tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu FOB Cần Thơ năm 2020 - 2021, Đề tài nghiên cứu khoa học liên trung tâm, Cần Thơ.
2. Nguyễn Lan Anh, Đặng Văn Em (2016), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng bệnh zona tại Bệnh viện TƯQĐ 108, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 11(9), tr.294-299.
3. Bệnh viện Da liễu Trung ương và trường Đại học Y Hà Nội (2019), Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành Da liễu, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Vũ Ngọc Vương và cộng sự (2019), Hiệu quả lâm sàng của điện châm kết hợp acyclovir trong điều trị bệnh zona, Tạp chí y học Việt Nam, 2 (479), tr.30-33.
5. Boris Ehrenstein et al (2019), Diagnosis, treatment and prophylaxis of herpes zoster, Z Rheumatol, 79(10), pp. 1009-1017.
6. Désirée van Oorschot et al (2021), A systematic literature review of herpes zoster incidence worldwide, Human Vaccines & Immunotherapeutics, https://doi.org/10.1080/21645515.2020.1847582.
7. Farhang Babamahmoodi et al (2015), Clinical Manifestations of Herpes Zoster, Its Comorbidities, and Its Complications in North of Iran from 2007 to 2013, Neurol Res Int, 2015: 896098.
8. Fawziah Marra et al (2020), Risk Factors for Herpes Zoster Infection: A meta-Analysis, Open Forum Infect Dis, 7(1): ofaa005.
9. Ho Soon Jung et al (2015), Epidemiological Study on the Incidence of Herpes Zoster in Nearby Cheonan, Korean J Pain, 28(3), pp. 193–197.
10. Hung Fu Tseng et al (2020), The Epidemiology of Herpes Zoster in Immunocompetent, Unvaccinated Adults ≥50 Years Old: Incidence, Complications, Hospitalization, Mortality, and Recurrence, J Infect Dis, 222(5), pp. 798–806.
11. Jae-Ki Choi, Sun Hee, Sanghyun Par et al (2019), Trends in varicella and herpes zoster epidemiology before and after the implementation of universal one-dose varicella vaccination over one decade in South Korea, 2003–2015, Human Vaccines & Immunotherapeutics, 15 (11), pp.2554-2560.
12. Kosuke Kawai, Barbara P.Yawn (2017), Risk Factors for Herpes Zoster: A Systematic Review and Meta-analysis, Mayo Clinic Proceedings, 92 (12), pp.1806-1821.
13. Peter G. E. Kennedy et al (2018), Clinical Features of Varicella-Zoster Virus Infection, Viruses, 10(11): 609.
14. Pragya A. Nair et al (2020), Herpes Zoster, StatPearls.
15. Uwe Wollina (2017), Variations in herpes zoster manifestation, Indian J Med, 145(3), pp. 294–298.