KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Thị Kim Chi1, Nguyễn Thị Huyền Duy1, Lê Thị Thu Hằng1, Dương Thị Thùy Trang1, Nguyễn Thị Ngọc Hân1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phản vệ có nguy cơ tử vong cao và là tình huống thường gặp tại cơ sở y tế nơi sinh viên Điều dưỡng thực hành, vì vậy kiến thức về dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên là rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kiến thức về dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 140 sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 và năm thứ 4 đang học tại Trường. Kết quả: có 63,6% sinh viên có kiến thức tốt về phản vệ; 75,7% có kiến thức tốt về dự phòng; cụ thể có 97,9% sinh viên biết những việc cần làm để dự phòng phản vệ và trong dùng thuốc cho người bệnh; 57,9% trả lời đúng thời điểm test lẩy da và 54,3% biết cách đọc kết quả. Về xử trí, 47,9% sinh viên có kiến thức tốt, đặc biệt về tư thế, theo dõi và lập đường truyền cho người bệnh phản vệ. Tuy nhiên, đối với liều Adrenalin cho trẻ em và liều Adrenalin nhắc lại thì tỷ lệ trả lời đúng thấp (44,3-53,6%). Kết luận: Sinh viên điều dưỡng có kiến thức tốt về dự phòng phản vệ và vẫn còn tồn tại sự thiếu hụt kiến thức xử trí trường hợp phản vệ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Năng An (2007), Nội bệnh lý Phần Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2017), Thông tư 51/2017/TT-BYT Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ được áp dụng đối với cơ sở khám chữa bệnh, người hành nghề khám, chữa bệnh.
3. Vũ Thị Là, Nguyễn Mạnh Dũng, Hoàng Thị Minh Thái, Võ Thị Thu Hương (2019), Kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học chính quy khóa 10 trường Đại Học Điều dưỡng Nam Định, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, tập 2 số 03.
4. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Đoàn Thị Mau, Lương Gia Giác, Trần Thị Kim Tuyến (2018), Lượng giá kiến thức điều dưỡng, kỹ thuật viên về phòng, xử trí và chăm sóc phản vệ tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018, Kỷ yếu Hội nghị Nhi Khoa ĐBSCL Mở rộng năm 2019.
5. Nguyễn Thanh Vân (2013), “Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2013”, Hội nghị khoa học quốc tế điều dưỡng, Tr 22 – 27.
6. Baccioglu, A., Ucar, E. Y. (2013), Level of knowledge about anaphylaxis among health care providers. Tuberk Toraks; 61, 140–146.
7. Drupad, H. S., & Nagabushan, H. (2015). Level of knowledge about anaphylaxis and its management among health care providers. Indian Journal of Critical Care Medicine: Peerreviewed, Official Publication of Indian Society of Critical Care Medicine, 19(7), 412–415.
8. Ibrahim, I., Chew, B. L., & Zaw, W. (2014), Knowledge of anaphylaxis among Emergency Department staff, Asia Pac Allergy.
9. Keerthana, B., Jain, A. R., (2017), Knowledge, attitude and practice regarding anaphylaxis among dental students. International Journal of Scientific Development and Research, 2(4), 428-432.
10. Lange, J., Rocka, M., Krenke, K., & Peradzyńska, J. (2020), Nursing and emergency medical rescue students’ knowledge and perception of anaphylaxis: a cross-sectional study. Journal of Public Health, Nursing and Medical Rescue, 1.
11. Patnaik, S., Krishna, S., Kumar, M. J. (2020). Knowledge, attitude, and practice regarding anaphylaxis among pediatric health care providers in a teaching hospital. Journal of Child Science; 10 (01), 224-229.