TÌNH HÌNH NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B ÂM ĐẠO - TRỰC TRÀNG Ở THAI PHỤ VÀ KẾT QUẢ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lương Phong Nhã 1,, Lê Hồng Thịnh 2, Huỳnh Thanh Liêm2, Nguyễn Xuân Thảo2
1 Bệnh viện Tâm Trí
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Streptococcus là tác nhân vi khuẩn phổ biến gây nhiễm khuẩn tại đường niệusinh dục của phụ nữ, là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết cho trẻ sơ sinh, thậm chí gây tử vong chu sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B (GBS), tìm hiểu một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị kháng sinh dự phòng lây truyền từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai nhiễm Streptococcus tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 250 thai phụ từ 35-37 tuần đến khám tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 10/2019 đến tháng 02/2020, xác định nhiễm GBS âm đạo-trực tràng bằng kỹ thuật  Real-time PCR, phỏng vấn, điều trị kháng sinh dự phòng thai phụ nhiễm GBS và xét nghiệm GBS cho trẻ sơ sinh ở thai phụ nhiễm. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm GBS ở thai phụ là 17,6%; viêm âm đạo trong thai kỳ và bạch cầu niệu làm tăng nguy cơ nhiễm GBS 3,3 và 6,9 lần với khoảng tin cậy 95% lần lượt 1,6-6,9; 3,2-15,2. Kháng sinh dự phòng nhiễm GBS từ mẹ sang con thành công 90,9%; 100% trẻ nhiễm GBS khỏe mạnh khi xuất viện. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo-trực tràng ở thai phụ còn khá cao. Dự phòng nhiễm GBS từ mẹ sang con đem lại hiệu quả cao trong phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quang Hanh (2020), “Nghiên cứu thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai và hiệu quả điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong chuyển dạ phòng lây truyền sang con tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An (2018-2019)”, Luận án tiến sĩ Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương.
2. Lưu Thị Thanh Đào (2015), Nguyên cứu tình hình, các yếu tố liên quan nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B và kết quả điều trị dự phòng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B lây truyền từ mẹ sang con, Luận án CK2- chuyên ngành Sản phụ khoa, Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Đỗ Khoa Nam (2006), Tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo-trực tràng của các thai phụ và các yếu tố liên quan, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Dược TPHCM.
4. Hồ Ngọc Sơn (2016), Tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo-trực tràng của các thai phụ 35-37 tuần và các yếu tố liên quan, Luận án CK2- chuyên ngành Sản phụ khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Vĩnh Thành, Ngô Thị Kim Phụng (2009), "Tỷ lệ thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tại bệnh viện Từ Dũ", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chỉ Minh. 13(1), tr.82-86.
6. Nguyễn Thị Quí Thi (2012), Kết quả điều trị dự phòng liên cầu khuẩn nhóm B lây truyền từ mẹ sang con tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học chuyên nghành Sản Phụ khoa, Trường Đại học Y Dược TPHCM.
7. ACOG (2020), "Prevention of Early- Onset Group B Streptococcal Disease i Newborns", Committee Opinion. 485(117) 60.
8. Braye Kathryn, et al, (2019), "Group B streptococcal screening, intrapartum antibiotic prophylaxis, and neonatal early-onset infection rates in an Australian local health district: 2006-2016.", Plos one, pp.e0214295.
9. Ching-Yi Cho, Yi-Hsuan Tang, Yu-Hsuan Chen, Szu-Yao Wang, Yi-Hsin Yang, Ting-Hao Wang, Chang-Ching Yeh, Keh-Gong Wu, Mei-Jy Jeng, (2019), "Group B Streptococcal Infection in Neonates and Colonization in Pregnant Women: An Epidemiological Retrospective Analysis", J Microbiol Immunol Infect. 52(2), pp. 265-272.
10. Mubashir Ahmad Khan, Aftab Faiz, and Ahmad Mohammad Ashshi. (2015), "Maternal colonization of group B streptococcus: prevalence, associated factors and antimicrobial resistance", Annals of Saudi medicine 35.6 (2015), pp.423-427.
11. Lucia Matsiane Lekala, et al. (2015), "Risk factors associated with group B streptococcus colonization and their effect on pregnancy outcome", J Gynecol Obstet pp.121-8.
12. Edwards KM Libster R, Levent F, Edwards MS, Rench MA, Castagnini LA, Cooper T, Sparks RC, Baker CJ, Shah PE, (2012), "Long-term outcomes of group B streptococcal meningitis", Pediatrics. 130(1).